Tổng hợp văn bản pháp luật quy định về thang máy gia đình
1. 2 văn bản quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được công bố bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới được lưu hành trên thị trường. Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm hai cấp độ chính: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP), áp dụng theo phạm vi và mục tiêu cụ thể.
- Mục đích sử dụng: Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc thực hiện
- Hệ thống ký hiệu: QCVN (quy chuẩn quốc gia), QCĐP (quy chuẩn địa phương).
- Phân loại: Quy chuẩn kỹ thuật chung, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quá trình, quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.
- Nguyên tắc áp dụng: Bắt buộc.
Hiện nay, có hai văn bản chính quy định về quy chuẩn kỹ thuật cho thang máy gia đình còn hiệu lực là Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH và Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH.
1.1. Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH
Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH (QCVN 32:2019/BLĐTBXH) quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thang máy. Văn bản này được ban hành bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Nội dung quy chuẩn tập trung vào các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để đảm bảo an toàn trong thiết kế, lắp đặt và vận hành thang máy gia đình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo mọi thiết bị đều đạt tiêu chuẩn an toàn khi lưu hành.
Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH tập trung vào các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để đảm bảo an toàn trong thiết kế, lắp đặt và vận hành thang máy gia đình.
>>> Trong quá trình sử dụng thang máy, bạn sẽ thường gặp phải các ký hiệu thang máy được đặt theo quy định chung để đảm bảo tính nhất quán. Hãy cùng Cibes tìm hiểu các ký hiệu thang máy thường gặp và ý nghĩa của chúng, giúp bạn thao tác dễ dàng và hiệu quả.
1.2. Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH
Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH (QCVN 26:2018/BLĐTBXH) quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thang máy điện. Tương tự, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng là cơ quan ban hành văn bản này, với hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2019.
Quy chuẩn này đưa ra các quy định kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, kiểm tra và bảo trì thang máy điện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Đây là văn bản quan trọng giúp người dùng và nhà cung cấp hiểu rõ các yêu cầu cần thiết khi lựa chọn và vận hành thang máy.
Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH đưa ra các quy định kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, kiểm tra và bảo trì thang máy điện.
>>> Để lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ cần chi trả nhiều khoản phí, bao gồm phí mua thang máy, phí xây dựng hố thang và phí lắp đặt. Hãy cùng Cibes tính toán chi tiết từng khoản chi phí sử dụng thang máy gia đình, giúp bạn dễ dàng ước lượng ngân sách hàng tháng và có sự chuẩn bị tài chính hợp lý trước khi lắp đặt thang máy trong nhà.
2. 5 văn bản quy định tiêu chuẩn quốc gia về thang máy
Tiêu chuẩn quốc gia về thang máy (TCVN) thường được công bố bởi cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc tổ chức kinh tế. Trong thương mại, các sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn có thể kinh doanh.
- Mục đích sử dụng: Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.
- Hệ thống ký hiệu: TCVN (tiêu chuẩn quốc gia), TCCS (tiêu chuẩn cơ sở).
- Phân loại: Tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển.
- Nguyên tắc áp dụng: Không bắt buộc.
Dưới đây là 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất về thang máy tại Việt Nam.
2.1. TCVN 6396-28:2013
Tiêu chuẩn TCVN 6396-28:2013 quy định các yêu cầu an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy, được ban hành năm 2013 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả thang máy gia đình và thương mại, hướng tới việc giảm thiểu rủi ro trong vận hành.
Tiêu chuẩn |
Ý nghĩa |
TCVN 6395:2008 |
Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt |
TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998) |
Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt |
TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) |
Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực |
TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003) |
Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng |
TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003) |
Thử tính chịu lửa của cửa tầng |
TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003) |
Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người khuyết tật |
TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006) |
Thang máy chống phá hoại khi sử dụng |
TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003) |
Thang máy chữa cháy |
TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) |
Trạng thái của thang máy chở người và thang máy trong trường hợp có cháy |
TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003) |
Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng |
Tiêu chuẩn TCVN 6396-28:2013 quy định về yêu cầu an toàn trong lắp đặt thang máy
2.2. TCVN 6395:2008
Tiêu chuẩn TCVN 6395:2008 quy định về yêu cầu an toàn đối với thang máy điện, ban hành bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện cụ thể trong thiết kế, lắp đặt, và sử dụng thang máy điện, đảm bảo an toàn tối đa trong môi trường hoạt động.
2.3. TCVN 6905:2001
Tiêu chuẩn TCVN 6905:2001 quy định các yêu cầu an toàn đối với thang cuốn và băng tải chở người. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc đảm bảo an toàn trong thiết kế, lắp đặt và vận hành, giúp hạn chế các nguy cơ tai nạn thường gặp khi sử dụng thang cuốn.
2.4. TCVN 6904:2001
Tiêu chuẩn TCVN 6904:2001 quy định các yêu cầu kỹ thuật về cửa tầng và cửa cabin thang máy. Tiêu chuẩn này tập trung vào đảm bảo an toàn trong thiết kế và vận hành cửa thang máy, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình sử dụng.
2.5. TCVN 5866:1995
Tiêu chuẩn TCVN 5866:1995 quy định các yêu cầu an toàn cơ bản đối với thang máy thủy lực. Đây là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên tại Việt Nam, tập trung vào việc kiểm soát áp suất và đảm bảo độ bền của hệ thống thủy lực trong thang máy.
Tiêu chuẩn TCVN 5866:1995 quy định về an toàn với thang máy thủy lực
3. 3 văn bản quy định chế tài liên quan đến lĩnh vực thang máy
3.1. Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong lĩnh vực thang máy, nghị định này quy định các mức phạt liên quan đến việc sử dụng thang máy không đảm bảo an toàn, không kiểm định định kỳ hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật về vận hành.
Khoản 2 Điều 24 của Nghị định đề cập trực tiếp đến chế tài xử phạt với hành vi không thực hiện kiểm định an toàn hoặc sử dụng thang máy không đạt yêu cầu an toàn. Mức phạt được quy định cụ thể theo từng vi phạm để đảm bảo tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ.
Khoản 2 Điều 24 của Nghị định đề cập trực tiếp đến chế tài xử phạt với hành vi không thực hiện kiểm định hoặc sử dụng thang máy không đạt yêu cầu an toàn.
3.2. Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự 2015 đặt nền tảng pháp lý cho việc xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự liên quan đến thang máy. Điều này bao gồm các vấn đề như bồi thường thiệt hại trong trường hợp thang máy gây sự cố hoặc gây tổn hại đến người sử dụng.
Theo Điều 584 và Điều 585 của Bộ luật, nếu xảy ra tai nạn hoặc thiệt hại do lỗi từ bên lắp đặt, vận hành hoặc bảo trì thang máy, bên có trách nhiệm phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho người bị hại. Bộ luật cũng khuyến khích các bên liên quan thỏa thuận trên nguyên tắc công bằng để giải quyết các tranh chấp.
Điều 584 và 585 Bộ luật dân sự nói về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố.
3.3. Bộ luật hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự 2015 đưa ra các chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm an toàn trong lắp đặt, vận hành, hoặc bảo trì thang máy gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Điều 224 của Bộ luật, nếu một hành vi cố ý hoặc vô ý trong quá trình lắp đặt và vận hành thang máy gây ra tai nạn nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt có thể bao gồm cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc thậm chí phạt tù tùy vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
Điều 224 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt trong vi phạm an toàn lắp đặt và vận hành thang máy.
>>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp kích thước hố thang máy gia đình 300 - 400 - 500kg tại đây.
4. 2 văn bản quy định về kiểm định thang máy gia đình
Kiểm định thang máy gia đình là một bước quan trọng để đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm định quy định rõ về chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, nhãn dán và hồ sơ lý lịch thang máy, cùng các yêu cầu về kiểm định, bảo trì và bảo dưỡng. Dưới đây là hai văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này.
4.1. Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, quy định về đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Văn bản này do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng của các thiết bị như thang máy gia đình.
Chứng nhận hợp quy là chứng nhận xác nhận thang máy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), đảm bảo sản phẩm đạt các yêu cầu về an toàn và chất lượng theo quy định pháp luật. Việc chứng nhận hợp quy là bắt buộc đối với các thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.
Chứng nhận hợp chuẩn là chứng nhận xác nhận thang máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật khác do nhà sản xuất công bố. Chứng nhận hợp chuẩn thường không bắt buộc, nhưng giúp nâng cao uy tín và niềm tin từ người tiêu dùng.
4.2. Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH
Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trong đó có thang máy gia đình. Thông tư này do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và hướng dẫn cụ thể về quy trình kiểm định định kỳ, các tiêu chí an toàn cần tuân thủ, cũng như cách xử lý khi phát hiện vi phạm.
Thông tư yêu cầu các thang máy phải được kiểm định bởi các tổ chức có chức năng phù hợp, đảm bảo thiết bị vận hành trong điều kiện an toàn cao nhất. Ngoài ra, thông tư cũng quy định rõ ràng về nhãn kiểm định và hồ sơ lý lịch thang máy như một phần bắt buộc trong quá trình quản lý.
5. Một số quy định khác về thang máy gia đình
Bên cạnh các quy định về kiểm định và tiêu chuẩn kỹ thuật, lĩnh vực thang máy gia đình cũng có những yêu cầu riêng đối với các bên liên quan, từ người tiêu dùng, doanh nghiệp đến các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình lắp đặt, bảo trì và quản lý.
5.1. Trách nghiệm của người tiêu dùng, doanh nghiệp
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần đảm bảo chỉ sử dụng các thiết bị thang máy đáp ứng đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn. Ngoài ra, họ phải thực hiện kiểm định định kỳ, bảo quản hồ sơ lý lịch thang máy và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sử dụng để hạn chế rủi ro.
Người tiêu dùng cần đảm bảo chỉ sử dụng các thiết bị thang máy đáp ứng đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn.
5.2. Trách nghiệm của đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy
Các đơn vị lắp đặt, bảo trì và sửa chữa phải đảm bảo thiết bị được thi công đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra đầy đủ trước khi bàn giao. Họ cũng cần cung cấp dịch vụ bảo trì định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố, để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định và an toàn.
Trách nhiệm của đơn vị lắp đặt là phải đảm bảo thiết bị được thi công đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra đầy đủ trước khi bàn giao.
5.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý thang máy
Tổ chức và cá nhân quản lý thang máy phải thực hiện kiểm tra thường xuyên, phối hợp với các đơn vị kiểm định để đảm bảo thiết bị đạt tiêu chuẩn an toàn. Họ cũng cần tổ chức huấn luyện về an toàn thang máy cho người sử dụng, đặc biệt tại các khu vực công cộng hoặc các tòa nhà có nhiều người qua lại.
Việc hiểu rõ các quy định về thang máy gia đình không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn tránh được những rủi ro pháp lý trong quá trình sử dụng. Từ các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định đến trách nhiệm của từng bên liên quan, mọi yếu tố đều góp phần xây dựng một hệ thống thang máy vận hành ổn định và bền vững.
>>> Cibes luôn tự hào là đơn vị tuân thủ các tiêu chuẩn tối cao về chất lượng của Thụy Điển và châu Âu, mang đến các giải pháp thang máy gia đình chất lượng cao, đa dạng và an toàn, đáp ứng mọi nhu cầu của cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
- Email: vietnam@cibeslift.com
- Website: https://cibeslift.com.vn
- Hệ thống showroom:
- Tại Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Tại Đà Nẵng: Số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.