Thiết kế thang bộ ôm thang máy: ưu nhược điểm & cách chọn

Thiết kế - 26/02/2025
Vị trí lắp đặt thang máy không chỉ phụ thuộc vào diện tích, thiết kế của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Và thiết kế thang bộ ôm thang máy đang được rất nhiều gia đình lựa chọn do có thể tiết kiệm tối đa không gian và không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ban đầu của ngôi nhà. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thiết kế này.

Table of Contents

1. Ưu và nhược điểm của thiết kế thang bộ ôm thang máy trong gia đình

Thiết kế thang bộ ôm thang máy đang trở thành xu hướng phổ biến trong các công trình nhà phố và biệt thự hiện đại nhờ vào khả năng tối ưu không gian và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương án này cũng có những hạn chế nhất định cần được xem xét trước khi quyết định lắp đặt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này:

Ưu điểm Nhược điểm
Tiết kiệm diện tích: Tận dụng khoảng không gian giữa cầu thang bộ, phù hợp với nhà có diện tích hạn chế. Giảm ánh sáng tự nhiên: Có thể che khuất giếng trời, ảnh hưởng đến độ sáng và sự lưu thông không khí trong nhà.
 
Dễ dàng di chuyển: Giảm độ dốc của cầu thang bộ, giúp các thành viên di chuyển an toàn hơn. Ảnh hưởng thẩm mỹ: Nếu thiết kế không phù hợp, có thể tạo cảm giác chật chội, bí bức.
Tiết kiệm chi phí tay vịn: Không cần lắp đặt lan can hoặc tay vịn cầu thang bộ. Hạn chế về loại thang máy: Phù hợp chủ yếu với các dòng thang máy nhỏ gọn, không thể lắp đặt các loại có tải trọng lớn.
Tăng tính thẩm mỹ: Sử dụng thang máy vách kính giúp không gian thoáng đãng và hiện đại hơn. Chi phí lắp đặt cao: Sử dụng khung thép và kính có thể tốn kém hơn so với phương án xây dựng tường gạch.

Để tối ưu thiết kế thang bộ ôm thang máy mà không ảnh hưởng đến ánh sáng tự nhiên và thẩm mỹ, gia chủ có thể:

  • Sử dụng thang máy vách kính để tạo cảm giác không gian rộng mở, tăng ánh sáng tự nhiên.
  • Thiết kế hố thang bằng khung thép thay vì tường gạch để giúp không gian thông thoáng hơn.
  • Chọn vị trí lắp đặt hợp lý để đảm bảo sự hài hòa với tổng thể kiến trúc ngôi nhà.

Bạn có thể tìm hiểu thêm ưu, nhược điểm của việc lắp thang máy trong nhà

2. Ưu và nhược điểm của thiết kế thang máy và thang bộ nằm ngoài nhau

Bên cạnh phương án thiết kế thang bộ ôm thang máy, nhiều gia chủ cũng lựa chọn thiết kế thang máy và thang bộ tách rời, đặc biệt trong các căn nhà có chiều sâu lớn, mặt tiền hẹp như nhà phố. Cách bố trí này không chỉ giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên mà còn đảm bảo sự riêng tư khi sử dụng hai hệ thống di chuyển riêng biệt. Tuy nhiên, phương án này cũng có một số hạn chế cần được cân nhắc.

Ưu điểm Nhược điểm
Giữ ánh sáng tự nhiên: Do không ảnh hưởng đến giếng trời, không gian trong nhà thông thoáng và sáng hơn. Cầu thang bộ có độ dốc lớn hơn: Ít bậc hơn nên độ cao mỗi bậc lớn, gây khó khăn cho trẻ nhỏ, người già khi di chuyển.
Lưu thông không khí tốt hơn: Không bị chắn bởi khối thang máy, giúp không gian trở nên thoáng đãng. Không phù hợp với nhà cải tạo: Việc lắp đặt thang máy riêng biệt đòi hỏi không gian đủ rộng và nhiều công sức sửa chữa lại kết cấu nhà.
Đảm bảo thẩm mỹ và an toàn: Thang máy đặt riêng biệt, tay vịn cầu thang bộ có thể lắp đặt tùy theo phong cách thiết kế mong muốn. Chiếm nhiều diện tích hơn: Yêu cầu không gian lớn hơn so với phương án thang máy nằm trong lòng thang bộ.

Việc bố trí thang máy và thang bộ tách rời không chỉ yêu cầu sự tính toán kỹ lưỡng về diện tích, mà còn cần đảm bảo tính tiện nghi và thẩm mỹ cho không gian sống. Gia chủ cần cân nhắc yếu tố lưu thông ánh sáng, thông gió, cũng như lựa chọn vật liệu phù hợp để tối ưu hiệu quả sử dụng. Dưới đây là một số giải pháp giúp thiết kế này trở nên hiệu quả và hài hòa hơn với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà:

3. 1 số bản vẽ thiết kế thang máy và thang bộ

Mặt cắt ngang hố thang máy
Mặt cắt ngang hố thang máy
Chi tiết kết cấu móng thang máy
Chi tiết kết cấu móng thang máy
Bản vẽ kích thước móng thang máy
Bản vẽ kích thước móng thang máy

4. Sản phẩm thang máy Cibes thích hợp mọi vị trí trong gia đình

Là thương hiệu thang máy nhập khẩu đến từ Thụy Điển, Cibes cung cấp những sản phẩm thang máy với những ưu điểm vượt trội về kích cỡ và công nghệ không cần hố pit. Thang máy Cibes có thiết kế tối ưu để tiết kiệm tối đa không gian cho ngôi nhà cùng với đó là thiết kế không hố pit hoặc hố pit rất nhỏ (chỉ 6cm). Do vậy, chủ nhà sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian lắp đặt bởi sản phẩm của Cibes không cần xây giếng thang, không cần làm phòng máy.

Lắp đặt thang Cibes không cần đào hố pit giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho chủ nhà. Ngoài ra, thang máy Cibes có thể được lắp đặt linh hoạt với không gian nhỏ hẹp, diện tích thông thủy chỉ từ 1m2, giúp tiết kiệm diện tích cho các căn nhà phố. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có nhiều sự lựa chọn về vị trí lắp đặt thang máy khi sử dụng sản phẩm thang máy Cibes.

Dù lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, thiết kế tinh tế của thang máy sẽ không làm ảnh hưởng đến cảnh quan ngôi nhà.

Có thể bạn quan tâm: thông tin về thang máy gia đình của Cibes

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về vị trí lắp đặt thang máy hay chọn loại thang máy nào cho phù hợp, hãy liên hệ ngay với Cibes để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

  • Hotline: 1800 1754 - 0899.503.838
  • Hà Nội: Phòng 303, tầng 3, tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: B1-00.02, Tòa nhà Sarimi, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM

Đánh giá và bình luận

0 đánh giá

Bạn có nhận xét gì về bài viết này

Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

CẨM NANG LIÊN QUAN
Xem thêm
10+ mẫu thiết kế thang máy đẹp nhất 2025 của Cibes
  -  24/03/2021
10+ mẫu thiết kế thang máy đẹp nhất 2025 của Cibes
Một bức tranh gọi là kiệt tác khi ở đó chứa đựng những nét đẹp hoàn hảo, từ đường nét đến màu sắc, từ bố cục đến nội dung bức tranh. Và trong một căn nhà, để chiếc thang máy gia đình làm tôn lên đẳng cấp ngôi nhà thì chiếc thang máy đó cũng cần phải đẹp và hài hoà với kiến trúc.
5 yếu tố quyết định trong tính toán thiết kế thang máy
  -  22/12/2019
5 yếu tố quyết định trong tính toán thiết kế thang máy
Tính toán thiết kế thang máy rất quan trọng với mỗi ngôi nhà, bởi nó quyết định đến việc thang máy có đảm bảo nhu cầu sử dụng, độ an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi hay không. Do đó để lắp đặt một chiếc thang máy phù hợp, bạn cần quan tâm tới 5 yếu tố quan trọng dưới đây. Đừng bỏ qua nhé!
4 yếu tố quan trọng cần chú ý khi tiến hành thiết kế thang máy
  -  21/07/2019
4 yếu tố quan trọng cần chú ý khi tiến hành thiết kế thang máy
Yếu tố nội thất, phần động cơ, thông số kích thước và các thiết bị đảm bảo an toàn, là những yếu tố quan trọng khi thiết kế thang. Bạn cần phải nắm rõ những yếu tố này để đảm bảo thang máy hoạt động đúng quy trình và thật sự an toàn.
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Xem thêm
Hải Phòng - V90 Galaxy lắp đặt giữa thang bộ4
V90 Galaxy
Hải Phòng - V90 Galaxy lắp đặt giữa thang bộ
  • 4 điểm dừng, 3 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • Quartz 2
KĐT Vimhomes Riverside - thang máy cabin V90 Galaxy trắng4
V90 Galaxy
KĐT Vimhomes Riverside - thang máy cabin V90 Galaxy trắng
  • 4 điểm dừng, 3 mặt kính
  • Cạnh thang bộ
  • Organic Signal White
Bình Tân - TP.HCM - Thang máy Voyager V80 lắp đặt ngoài trời4
V80 Aurora
Bình Tân - TP.HCM - Thang máy Voyager V80 lắp đặt ngoài trời
  • 3 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Ngoài trời
  • Morning Mist
Hotline Hỗ trợ18001754
boom
Chat hỗ trợ