4 lưu ý khi thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình
Vậy trong thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình cần lưu ý những vấn đề gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Lưu ý về thiết kế nguồn điện
Khi thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình, các đơn vị thi công lắp đặt đã phải tính toán rất kỹ lưỡng và đưa ra phương án phù hợp. Và những điểm cần đặc biệt chú ý có thể kể đến như:
- Bộ phận ngắt điện: Việc cấp điện cho thang máy gia đình phải có bộ phận ngắt điện, đó là CB hoặc cầu dao điện với đúng trị số quy định.
- Nguồn điện cung cấp cho thang máy có 5 dây, bao gồm: 3 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây tiếp đất. Và cần chắc chắn dây trung tính, dây pha, dây tiếp đất có thể phân biệt được với nhau nhằm tránh những nhầm lẫn không đáng có.
- Đường dây điện sử dụng cho thang máy gia đình từ nguồn điện tới phòng máy có sự liên quan trực tiếp với quá trình trang trí nội thất. Do đó cần hoàn thiện việc này trước khi hoàn thiện lắp đặt nội thất cho thang. Và nên sử dụng đường dây điện riêng cho thang máy nhằm tránh ảnh hưởng tới các thiết bị khác đồng thời cũng chắc chắn rằng thiết bị khác không gây ảnh hưởng không mong muốn tới thiết bị thang máy.
- Trao đổi làm rõ về nguồn điện sẽ cấp trước với chủ nhà để đảm bảo mọi công đoạn diễn ra thuận lợi. Chỉ khi nào thang máy có được nguồn điện tốt mới mang tới hiệu quả sử dụng cao.
2. Lưu ý về dây cáp điện
Hệ thống dây cáp điện đóng vai trò là đường dẫn truyền tải điện năng tới các hệ thống cơ giúp các hệ thống cơ có khả năng kéo đẩy và từ đó vận hành hoạt động của hệ thống thang máy. Để đảm bảo cung cấp điện tốt, an toàn, bền bỉ dây cáp điện cần đáp ứng:
- Dây dẫn nên có tiết diện trong khoảng 3x10 + 1x6 mm2. Phải dùng dây dẫn hay cáp cách điện bằng cao su
- Cần chắc chắn sử dụng các loại dây có khả năng phân biệt được với nhau.
- Mặt cắt nhỏ nhất của các ruột cáp và dây dẫn phải là 1.5mm2 đối với ruột đồng và 2.5 mm2 đối với ruột nhôm. Phải sử dụng các dây dẫn ruột đồng ở mạch điều khiển từ hàng kẹp đấu dây của các tầng và hàng kẹp đấu dây trong buồng thang đến các thiết bị bảo hiểm, và ở các mạch dễ hỏng do phải chịu va đập hay chuyển động thường xuyên.
- Khi lập bảng điều khiển, các thiết bị và các dây nối chúng với hàng kẹp đấu dây phải dùng các dây dẫn hay cáp ruột đồng loại nhiều sợi có mặt cắt nhỏ nhất 0.5mm2.
- Mọi đầu dây dẫn phải được nối theo hướng dẫn của thiết kế.
- Dây dẫn điện vào buồng thang phải là cáp mền nhiều ruột hay dây mền nhiều sợi được lồng trong một ống chung cao su mền, khi đó phải có ít nhất 2 ruột cáp hoặc hai dây dẫn dự phòng.
- Các cáp và ống mền phải chịu được tải trọng cơ học do trọng lượng bản thân, có thể treo dây dẫn cáp thép để tăng thêm khả năng chịu lực cơ học.
- Cáp và ống mền dây dẫn phải được bố trí và cố định để đảm bảo khi buồng thang chuyển động chúng sẽ không bị cọ sát vào các kết cấu thang máy.
- Các hộp và bảng đặt thiết bị phải được cố định và chắc chắn.
- Dây cáp điện giúp truyền tải điện năng cho thang máy vận hành ổn định
3. Nối đất cho hệ thống điện
Việc nối đất cho hệ thống điện giúp cho việc vận hành thang luôn ổn định trong mọi điều kiện tác động của thời tiết hay môi trường bên ngoài. Trong hệ thống điện, dây tiếp đất đảm nhận đóng vai trò này. Do đó cần đặc biệt lưu ý:
- Dây tiếp đất không được dùng chung với dây chống sét của tòa nhà. Bởi vì nếu nối dây tiếp đất vào dây chống sét, thì hệ thống thang máy sẽ gặp tai hoạ khi có sét đánh mà cọc tiếp đất không tiếp xúc tốt.
- Để nối đất các buồng thang nên dùng một trong các ruột cáp hay ruột trong các dây dẫn cách điện.
- Khi bộ phận chuyển động, thang máy và các thiết bị được đặt trên các đệm giảm sốc và đệm cách âm thì các dây nối đất phải có các vòng bù trừ.
- Các buồng dẫn hướng kim loại, các đối trọng và các kết cấu kim loại của rào chắn giếng thang đều phải được nối đất.
- Các đầu ống và vỏ bọc bằng kim loại đều phải được nối tắt bằng cách hàn.
- Dây tiếp địa giúp thang vận hành ổn định trong mọi tác động từ môi trường bên ngoài hoặc thời tiết
4. Lưu ý về Aptomat (CB) cho thang máy gia đình
Như chúng ta đã nói phía trên, Aptomat (CB) là thiết bị quan trọng trong thiết kế nguồn điện cho thang máy. Bởi vậy cần đặc biệt lưu ý khi lắp đặt thiết bị này:
Nếu lắp đặt thiết bị ngắt điện cho thang máy ở ngoài CB trên khu vực phòng máy cần có ký hiệu riêng, chỉ dẫn để bất kỳ ai cũng có thể phân biệt được. Một ký hiệu để biết đó là thiết bị ngắt điện cho thang máy sẽ giúp quá trình sử dụng thang máy được đảm bảo an toàn hơn.
Các trị số CB phải đúng quy định nhằm đảm bảo cho thiết bị đưa vào sử dụng người dùng có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý nguồn điện của thiết bị nhất.
Khi lựa chọn CB để lắp đặt cần chọn các sản phẩm có nhãn mác, tên nhà sản xuất và địa chỉ rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Aptomat (CB) giúp người sử dụng quản lý được nguồn điện thang máy gia đình
5. Thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình Cibes
Thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình Cibes hết sức được xem trọng và luôn là yếu tố được Cibes tư vấn khách hàng kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế lắp đặt.
Thang máy gia đình Cibes với các tải trọng đa dạng và kích thước thang khác nhau cho phép khách hàng thoải mái lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian ngôi nhà. Cũng chính bởi tải trọng, kích thước cũng như những yêu cầu về tổng hành trình di chuyển của thang mà Cibes có 2 hình thức thiết kế nguồn điện thang máy chính là sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc nguồn điện 3 pha.
Nguồn điện 1 pha: Thang máy gia đình Cibes sử dụng nguồn điện 1 pha khi khách hàng chọn lựa thang máy với tải trọng 300 hoặc 400 kg và tổng hành trình nhỏ hơn 13m. Nguồn điện 1 pha ưu điểm mang lại chính là sự tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng vận hành thang.
Nguồn điện 3 pha: Sử dụng cho thang máy Cibes có tải trọng từ 500kg và tổng hành trình > 13m.
Thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình Cibes sẽ được các chuyên viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm tư vấn và thi công.
- Có thể bạn quan tâm: Thang máy gia đình dùng điện 1 pha
Để được tư vấn về thiết kế cấp điện cho thang máy gia đình phù hợp với nhu cầu sử dụng, khách hàng hãy liên hệ ngay tới Cibes Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp tốt nhất.
Thông tin liên hệ Cibes Việt Nam:
- Tại Hà Nội: P303, Tầng 3, Toà nhà HITC, 239 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tại Hồ Chí Minh: Căn B1-00.02, Tòa nhà Sarimi, KĐT Sala, Q2, TP HCM
- Hotline: 18001754- 0899 50 38 38
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.