5 bước vệ sinh bảo quản thang máy gia đình bền đẹp đúng chuẩn

Kiến Thức Chung - 12/02/2023
Để vệ sinh và bảo quản thang máy gia đình đúng cách, gia chủ cần chú ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và thực hiện công đoạn vệ sinh định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ mang tới quy trình 5 bước làm sạch thang máy cùng 3 lưu ý bảo quản đơn giản để gia chủ dễ dàng áp dụng cho sản phẩm tại nhà.

Mục lục

1. Quy trình 5 bước vệ sinh thang máy gia đình 

Vệ sinh thang máy gia đình là một trong những khâu quan trọng trong bảo quản thang máy gia đình. Quy trình vệ sinh thang máy thường diễn ra trong 5 bước: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh, vệ sinh sàn lát thang máy, vệ sinh rãnh trượt cửa tầng, vệ sinh vách thang máy, vệ sinh bảng điều khiển và tay vịn, cuối cùng là vệ sinh xung quanh khu vực lắp đặt thang.

Vệ sinh thang máy gia đình diễn ra trong 5 bước

Vệ sinh thang máy gia đình diễn ra trong 5 bước 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh thang máy bao gồm: Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, chổi quét, cây cạo vết bẩn, găng tay cao su, cây lau nhà, máy hút nước, miếng đánh bằng tay. 

Trước khi tiến hành vệ sinh, gia chủ cần chú ý thực hiện đủ các yêu cầu sau:

  • Ngắt nguồn điện thang máy hoàn toàn: Tránh rủi ro nước lọt vào hố thang và khu vực cửa tầng gây chập điện, cháy nổ. Trong trường hợp gia chủ phát hiện nước đã lọt vào các phần này, cần chú ý để khô hết nước rồi mới bật nguồn điện thang.
  • Để thang máy ở trạng thái dừng: Xuyên suốt quá trình vệ sinh không được di chuyển thang máy để tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.

Gia chủ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vệ sinh thang máy

Gia chủ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vệ sinh thang máy 

Bước 2: Vệ sinh sàn lát thang máy 

Vệ sinh sàn lát là vô cùng quan trọng, khi sàn thang máy sạch sẽ thì không có chuyện rác làm kẹt rãnh của cửa thang và cũng không cần lo ngại rác bốc mùi khó chịu trong không gian khép kín khi thang di chuyển. 

Gia chủ hãy sử dụng chổi để quét sạch bụi bẩn trên mặt sàn. Nếu phát hiện các lớp bẩn cứng đầu hay bã kẹo cao su sẽ cần dùng cây cạo vết bẩn để làm sạch. Như đối với thang máy Cibes dạng sàn nâng đã có sẵn thảm lót sàn, khi làm vệ sinh bạn chỉ cần làm sạch thảm lót sàn mới là được.

Để làm sạch phần mặt sàn hiệu quả nhất, gia chủ hãy pha hóa chất tẩy rửa theo đúng tỷ lệ vào xô nước, sử dụng cây lau nhà và chà đều trên mặt sàn. Với những chất tẩy rửa mạnh, gia chủ nên dùng thêm găng tay để đảm bảo an toàn tối đa.

Cạo sạch vết bẩn trên mặt sàn và sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch

Cạo sạch vết bẩn trên mặt sàn và sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch  

Bước 3: Vệ sinh rãnh trượt cửa tầng thang máy 

Thường xuyên vệ sinh các rãnh trượt cửa tầng vì đây là nơi bám bụi nhiều nhất. Nếu lớp bụi ngày càng dày lên sẽ gây ảnh hưởng tới việc đóng mở cửa, thậm chí gây kẹt thang hoặc thang không hoạt động. Để đảm bảo an toàn, thông thường bước vệ sinh rãnh trượt sẽ do kỹ thuật viên xử lý 

Bước 4: Vệ sinh vách thang máy

Vách thang máy được thiết kế bởi những tấm gương hoặc những tấm inox bóng loáng làm nổi bật không gian, khiến khu vực di chuyển trong thang trở nên sáng bóng và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên những chất liệu này sẽ dễ “tố cáo” bụi bẩn, gia chủ cần sử dụng các loại nước tẩy rửa và dung dịch vệ sinh để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn.

Gia chủ có thể đổ hóa chất tẩy rửa vào các bình xịt, sau đó xịt lên vách thang. Khi vệ sinh nên lau theo hình rích rắc từ trên xuống, hoặc có thể sử dụng các thanh gạt (nếu có) kéo mạnh từ trên xuống để tránh làm đọng nước ở phần vách thang máy. Nếu gia chủ có thiết bị hút nước, hãy sử dụng để hút sạch nước bẩn trên sàn thang, không nên để nước tự khô sẽ để lại các vết bẩn.

Cần vệ sinh vách thang cẩn thận để duy trì vẻ ngoài như mới

Cần vệ sinh vách thang cẩn thận để duy trì vẻ ngoài như mới 

Bước 5: Vệ sinh bảng điều khiển và tay vịn thang máy 

Khi vệ sinh phần tay vịn thang máy hay nút bấm gọi tầng cần sử dụng chất tẩy rửa, diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi và lan truyền sang con người. Tuy nhiên cần lưu ý với phần nút bấm, bảng điều khiển, tay vịn bọc da thì không nên dùng chất tẩy rửa quá mạnh, gia chủ nên sử dụng khăn khô để lau lại.

Khi vệ sinh sẽ cần dùng nước, tuy nhiên phải tránh tuyệt đối không để nước chảy vào cửa tầng làm ướt hố thang máy, nếu làm đổ nước ra đây có thể xảy ra sự cố chập, cháy do chập điện.

Đối với bảng điều khiển hoặc inox trong cabin có thể sử dụng các chất tẩy rửa nhưng cần lưu ý tránh dùng một số chất không hợp gây nên hoen, ố hoặc gỉ inox.

Cần vệ sinh tay vịn và bảng điều khiển cẩn thận

Cần vệ sinh tay vịn và bảng điều khiển cẩn thận 

Bước 6: Vệ sinh xung quanh khu vực lắp đặt thang máy 

Vệ sinh tổng thể là việc làm cần thiết giúp ngăn ngừa rác thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của thang và tăng tính thẩm mĩ cho khu vực xung quanh. Hãy thu dọn các mảnh rác trên bề mặt, lau kỹ bề mặt sàn và cất gọn các dụng cụ vệ sinh khi hoàn thành.

 

Gợi ý mẹo hay làm sạch vết bẩn cứng đầu dính trên thang máy:

1- Vết dầu mỡ

Vết dầu mỡ khó có thể làm sạch với nước thường và vải lau đơn giản. Gia chủ cần sử dụng chất tẩy rửa pha loãng, nhúng khăn và chà nhiều lần, sau đó lau bề mặt lần nữa bằng khăn khô để tránh chất tẩy rửa bám lại trên mặt sàn.

2- Vết sơn màu

Vết sơn màu không thể làm sạch bằng chất tẩy thông thường. Gia chủ phải chuẩn bị khăn vải mềm thấm xăng trắng để chà vết bẩn. Sau khi vết bẩn cứng đầu đã biến mất, gia chủ cần lau sạch lại 2 lần bằng khăn ướt và khăn khô.

2. Cách bảo quản thang máy gia đình

Bảo quản và sử dụng thang máy gia đình đúng cách giúp tăng tuổi thọ của thang, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Gia chủ cũng sẽ giảm bớt được các chi phí bảo trì, sửa chữa đáng kể.

2.1. Sử dụng đúng tải trọng cho phép 

Mỗi dòng thang máy đều có tải trọng giới hạn, hầu hết các dòng thang mới hiện nay đều có hệ thống cảnh báo quá tải, tuy nhiên 1 số loại thang sản xuất đã lâu sẽ không có hệ thống này. 

Trường hợp thang gặp phải tình trạng quá tải trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ hỏng hệ thống cảnh bảo quá tải, gây nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Ngoài ra thiết bị bên trong dần dần sẽ bị hư hỏng, ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của sản phẩm.

Cần chú ý không sử dụng quá tải trọng của thang máy

Cần chú ý không sử dụng quá tải trọng của thang máy 

2.2. Vệ sinh thang máy 2 - 3 tuần/lần

Gia chủ cần chú ý vệ sinh thang máy định kỳ để tránh các vật cản lọt vào khu vực hố thang, cửa thang,... Dọn dẹp sạch sẽ cũng là cách giữ thang máy như mới, kéo dài tuổi thọ và nâng tầm trải nghiệm di chuyển. Gia chủ có thể vệ sinh quét dọn bụi hàng ngày và vệ sinh tổng thể mỗi 2 - 3 tuần/ lần.

2.3. Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Quá trình bảo trì, bảo dưỡng nhằm đảm bảo thang máy vận hành trơn tru và sớm phát hiện các hỏng hóc bên trong. Thời gian bảo dưỡng định kỳ từ 2 - 4 lần mỗi năm với sản phẩm lắp đặt trong nhà và 3 - 5 lần mỗi năm với sản phẩm lắp ngoài trời.

Bảo quản thang máy gia đình nên đi bảo dưỡng 2 - 4 lần mỗi năm

Bảo quản thang máy gia đình nên đi bảo dưỡng 2 - 4 lần mỗi năm 

3. Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản thang máy 

Có 5 lưu ý quan trọng gia chủ nên biết trước khi tiến hành vệ sinh thang máy:

  • Đảm bảo ngắt kết nối điện thang máy: Hạn chế trường hợp xảy ra sự cố chập điện, cháy nổ gây nguy hiểm.
  • Cho dừng thang máy trong quá trình vệ sinh: Không vừa di chuyển vừa vệ sinh thang máy rất dễ dẫn tới các rủi ro khôn lường. Gia chủ cũng cần dọn dẹp các đồ trong thang gọn gàng nhất.
  • Không sử dụng hoá chất tẩy rửa mạnh: Cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng thang hoặc liên hệ tư vấn trước khi tự vệ sinh. Gia chủ chỉ nên dùng loại hóa chất phù hợp với chất liệu, hạn chế dùng hóa chất mạnh vì có thể làm thay đổi chất liệu bề mặt.
  • Không chà sát quá mạnh: Chà sát mạnh tay có thể gây xước thang máy, đặc biệt với thang có phủ inox.
  • Vệ sinh từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới: Đảm bảo không bỏ qua chi tiết nào và không làm bẩn các khu vực đã vệ sinh xong.

Vệ sinh thang máy và bảo quản cẩn thận để nâng cao tuổi thọ sản phẩm

Vệ sinh thang máy và bảo quản cẩn thận để nâng cao tuổi thọ sản phẩm 

Vệ sinh và bảo quản thang máy gia đình giúp thang hạn chế các vết bẩn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tránh gây khó chịu trong quá trình di chuyển,... Khi vệ sinh, bạn cần thực hiện với sự tỉ mỉ và cẩn thận, tránh làm vội vàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thang.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các bước vệ sinh đúng cách, bạn hãy liên hệ với Cibes - thương hiệu thang máy gia đình hàng đầu tới từ Thụy Điển ngay hôm nay:

 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
  • Email: vietnam@cibeslift.com
  • Website: https://cibeslift.com.vn
  • Hệ thống showroom:
  • Tại Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
  • Tại Quảng Ninh: Nhà số A12-01, Dự án Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long.

Đánh giá và bình luận

0 đánh giá

Bạn có nhận xét gì về bài viết này

Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

CẨM NANG LIÊN QUAN
Xem thêm
5 bước vệ sinh bảo quản thang máy gia đình bền đẹp đúng chuẩn
  -  12/02/2023
5 bước vệ sinh bảo quản thang máy gia đình bền đẹp đúng chuẩn
Để vệ sinh và bảo quản thang máy gia đình đúng cách, gia chủ cần chú ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và thực hiện công đoạn vệ sinh định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ mang tới quy trình 5 bước làm sạch thang máy cùng 3 lưu ý bảo quản đơn giản để gia chủ dễ dàng áp dụng cho sản phẩm tại nhà.
Bảo trì thang máy cabin: Thời gian, chi phí, quy trình và lưu ý
  -  04/12/2023
Bảo trì thang máy cabin: Thời gian, chi phí, quy trình và lưu ý
Bảo trì thang máy nói chung và bảo trì thang máy cabin nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm nhằm giúp thang máy có thể hoạt động bình thường, đồng thời phát hiện sớm các lỗi có thể xảy ra để sửa chữa kịp thời. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm một vài thông tin hữu ích khi tìm hiểu về bảo trì thang máy nhé!
Các dấu hiệu chứng tỏ thang máy cần phải được bảo trì
  -  22/07/2019
Các dấu hiệu chứng tỏ thang máy cần phải được bảo trì
Thang máy là phương tiện di chuyển hữu ích của con người nên cũng đòi hỏi sự vận hành an toàn, ổn định. Do đó, công tác bảo trì, sửa chữa thang máy luôn được đề cao để đảm bảo cho thang hoạt động an toàn. Vậy khi nào chúng ta cần bảo trì, sửa chữa thang máy?
Bao nhiêu lâu thì nên thay và bảo trì cáp thang máy
  -  15/01/2018
Bao nhiêu lâu thì nên thay và bảo trì cáp thang máy
Chúng ta không thể phủ nhận rằng cáp thang máy đóng vai trò rất quan trọng cho sự vận hành thang máy. Không có thiết bị nào giữ nguyên trạng thái tốt sau khi sử dụng, cáp thang máy cũng vậy, nó bị mòn theo thời gian và tần suất sử dụng thang máy. Vậy bao lâu thì nên thay thay và bảo trì cáp thang máy hãy xem bài viết dưới đây
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Xem thêm
Cibes A4000 – Lắp Tại Lê Thánh Tông, Hà Nội
A4000
Cibes A4000 – Lắp Tại Lê Thánh Tông, Hà Nội
  • 6 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL 9016
Công trình thang máy Cibes A4000 – lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng
A4000
Công trình thang máy Cibes A4000 – lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng
  • 3 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL 9016
Công trình Cibes A4000 nhỏ gọn – lắp đặt tại phố Trần Phú
A4000
Công trình Cibes A4000 nhỏ gọn – lắp đặt tại phố Trần Phú
  • 6 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • Đang cập nhật
Hotline Hỗ trợ18001754
boom
Chat hỗ trợ