Nguyên lý vận hành thang máy của 3 công nghệ thường dùng nhất
1. Cấu tạo và nguyên lý vận hành thang máy trục vít
Thang máy trục vít có công nghệ an toàn và bền vững hàng đầu, được ứng dụng nhiều trên các sản phẩm thang máy gia đình cao cấp hiện nay.
1.1. Bộ phận cấu tạo thang máy gia đình trục vít
Thang máy trục vít gồm nhiều bộ phận quan trọng, chẳng hạn như hố pit, trục vít, bu lông, cu-roa,...
1- Hố pit
Hố pit thang là phần nằm bên dưới của cabin thang máy, lắp đặt nhiều máy móc, thiết bị vận hành, giảm chấn, pittong kéo đẩy,... Nhờ công nghệ trục vít tiên tiến mà chỉ cần đào hố pit thấp hơn cốt 0:0 khoảng 60mm hoặc không cần làm hố pit cũng đã đủ để thang vận hành trơn tru.
Hố pit thang máy trục vít siêu nông, chỉ từ 0mm - 60mm đã có thể vận hành trơn tru
2- Cáp tín hiệu
Bộ phận chịu trách nhiệm kết nối tủ điện cùng hộp điều khiển trần cabin, giúp truyền đi mọi tín hiệu của thang qua dây cáp.
3- Hộp điều khiển
Đặt tại vị trí nóc cabin, hộp điều khiển sẽ kiểm soát toàn bộ quá trình di chuyển và vận hành của thang, đảm bảo sự an toàn tối đa cho người dùng.
4- Hệ thống ánh sáng
Thang máy trục vít thường sở hữu hệ thống chiếu sáng 2 phần cao cấp, gồm phần chiếu sáng cho không gian bên trong cabin và phần chiếu sáng dọc 2 bên hố thang. Không chỉ giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ, hệ thống ánh sáng còn giúp hành trình di chuyển trở nên thú vị và quá trình bảo trì, bảo dưỡng diễn ra dễ dàng hơn.
Hệ thống ánh sáng thang máy trục vít tuyệt đẹp
5- Công tắc giới hạn hành trình
Được lặp đặt tại vị trí cao nhất và thấp nhất của cabin, hệ thống công tắc giới hạn hành trình có nhiệm vụ kiểm soát tốc độ thang trong quá trình di chuyển.
6- Ắc quy dự phòng
Đây là bộ phận quan trọng giúp người dùng sử dụng thang an toàn ngay cả trong các trường hợp mất điện. Nguyên lý vận hành thang máy của ắc quy là khi xảy ra sự cố làm dòng điện ngắt đột ngột, ắc quy dự phòng sẽ lập tức được kích hoạt và giúp thang di chuyển tới tầng gần nhất, sau đó mở cửa để gia chủ thoát ra ngoài.
7- Giảm chấn
Giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn được đặt dưới hố thang mà khi thang máy có sự cố xảy ra làm thang máy chạy quá tốc độ theo chiều xuống thì giảm chấn là hệ thống an toàn cuối cùng để cabin ngồi lên làm giảm bớt những tác động trực tiếp tới thang máy, giúp giảm thiểu va chạm khi thang chạy quá tốc độ và đảm bảo an toàn cho người bên trong.
Giảm chấn được dùng để khắc phục tình trạng thang rung lắc và va đập khi dừng lại
8- Ray dẫn hướng
Ray sẽ đảm bảo thang máy luôn di chuyển theo chiều thẳng đứng và không chệch chéo ra ngoài. Mỗi thang máy gia đình có 1 hệ thống ray với ray dẫn hướng cabin và ray dẫn hướng đối trọng.
9- Cabin
Cabin là phần khoang chứa giúp gia chủ trực tiếp di chuyển lên xuống dứa các tầng. Phần cabin chứa hệ thống ánh sáng, âm thanh, vách điều khiển và bảng điều khiển,... Gia chủ có thể tùy ý lựa chọn các mẫu thiết kế màu sắc và họa tiết khác nhau tùy theo sở thích.
Cabin thang máy là không gian chứa người di chuyển
10- Phanh cơ khí
Nhờ phanh cơ khí, cabin thang máy có thể bám chặt vào ray dẫn hướng khi thang di chuyển vượt quá tốc độ và giúp bảo vệ an toàn cho gia chủ.
11- Dây curoa
Phần gắn liền với động cơ và trục vít, có nhiệm vụ tạo chuyển động xoay tròn giúp thang di chuyển liên tục và an toàn.
12- Hệ thống trục vít
Hệ thống trục vít là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ thang máy trục vít, bao gồm các bộ phận như bu lông truyền động giúp giảm áp lực trong quá trình di chuyển, bu lông an toàn nâng cao mức độ an toàn, dầu bôi trơn xi lanh để bảo dưỡng cho toàn bộ trục vít, cuối cùng là trục vít để đảm bảo thang vận hành mượt mà và trơn tru.
1.2. Nguyên lý vận hành thang máy gia đình trục vít
Khi trục vít hoạt động, dây curoa cùng bánh răng sẽ được kéo lên và chuyển động theo hình tròn. Hệ thống bánh răng ăn khớp giữa bu lông ốc vít giúp nâng, hạ cabin thang, còn chiều của động cơ sẽ quyết định hướng thang máy.
Cấu tạo và nguyên lý vận hành thang máy trục vít rất đơn giản
2. Cấu tạo và nguyên lý vận hành thang máy cáp kéo
Thang máy cáp kéo là công nghệ phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam, với hơn 11 bộ phận cấu tạo và nguyên lý vận hành khá đơn giản.
2.1. Bộ phận cấu tạo thang máy gia đình cáp kéo
Để thang máy cáp kéo vận hành và hoạt động mượt mà, gia chủ cần biết tới những bộ phận quan trọng nhất được liệt kê dưới đây, bao gồm hố pit, motor, máy kéo, tủ điều khiển, ray, cáp, thắng cơ,...
1- Hố pit
Hố pit thang cáp kéo cần đào thấp hơn cốt 0:0 khoảng từ 800mm - 1.400mm. Hố pit cần xây dựng theo đúng tiêu chuẩn thang để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, khu vực này cũng có tác dụng chống đỡ và giữ thang di chuyển theo phương thẳng đứng.
Khu vực hố pit cần được đảm bảo xây dựng đúng tiêu chuẩn
2- Phòng máy
Phòng máy sẽ nằm ở tầng trên cùng của ngôi nhà, là nơi chứa tủ điện, máy kéo sử dụng loại hộp số giảm tốc hoặc không có hộp số. Hiện nay đối với các sản phẩm thang máy gia đình thường ít khi cần xây dựng thêm phòng máy do không đủ không gian.
3- Động cơ máy kéo thang máy
Máy kéo thang máy được lắp ở phía trên giếng thang. Bộ phận này chịu trách nhiệm tạo lực kéo cho dây cáp để giúp thang di chuyển theo chiều lên và xuống. Đây là thành phần cấu tạo quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình vận hành và sử dụng thang máy gia đình.
Động cơ thang máy hay máy kéo chịu trách nhiệm đưa thang lên và xuống theo yêu cầu của gia chủ
4- Tủ điều khiển
Tủ điều khiển là nơi chứa mọi thiết bị điều khiển thang quan trọng nhất, đảm bảo các thành phần trong thang phối hợp ổn định, an toàn và nhịp nhàng, không xảy ra những sự cố trong quá trình sử dụng.
5- Ray và cáp
Ray dẫn hướng nằm dọc theo chiều dài giếng thang, giúp cabin và đối trọng thang cùng di chuyển theo phương thẳng đứng và không chệch hướng. Động cơ thang có motor đối trọng, có tác dụng quay puli để cabin thang đi lên và đi xuống. Phần cáp thang máy được tạo nên từ các sợi thép siêu nhỏ bện vào nhau, có tính chống xoắn, chống quay, có khả năng chịu tải lớn.
6- Thắng cơ
Thắng cơ còn được biết tới là bộ hạn chế tốc độ thang máy, có vai trò giữ chặt cabin vào dây cáp và kiểm soát tốc độ của thang, đảm bảo luôn nằm trong tốc độ tối đa cho phép theo đúng thông số an toàn của nhà sản xuất.
7- Giảm chấn
Giám chấn hỗ trợ giảm rung lắc và đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình sử dụng, thang sẽ dừng lại nhẹ nhàng và di chuyển êm ái trong hành trình.
8- Đối trọng
Đối trọng thang máy gia đình sẽ giúp cân bằng với trọng lượng của cabin, thường được làm từ bê tông đúc cùng vỏ bọc nhựa bền bỉ và chống chịu tốt. Nhờ bộ phận này, trong quá trình di chuyển cabin thang sẽ luôn ở trạng thái cân bằng, quá trình nâng lên và đi xuống cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
9- Cabin
Cabin thang máy là không gian bên trong thang máy nơi gia chủ trực tiếp sử dụng để đi lên và đi xuống. Phần cabin thường được thiết kế đẹp mắt, tỉ mỉ, có bộ điều khiển thông minh hỗ trợ gia chủ trong quá trình sử dụng.
Cabin thang máy là bộ phận quen thuộc với gia chủ
10- Hệ thống cứu hộ hay ắc quy dự phòng
Trong trường hợp khẩn cấp khi thang máy gặp phải sự cố, chẳng hạn như mất điện đột ngột, đây sẽ là bộ phận giúp người dùng không bị nguy hiểm. Hệ thống cứu hộ phát nguồn điện dự phòng và đưa thang tới tầng gần nhất.
11- Các bộ phận khác
Cấu tạo nên thang máy còn có nhiều bộ phận quan trọng, chẳng hạn như xích bù trừ, có tác dụng bù trừ khối lượng của cáp tải, hay khung cabin giúp đỡ cabin trong quá trình di chuyển, cáp hành trình hỗ trợ cấp tín hiệu và nguồn điện để thang vận hành, bộ báo tải có nhiệm vụ xác định tải trọng cabin, bộ truyền cửa tầng giúp đóng và mở cửa các tầng,...
Còn rất nhiều bộ phận quan trọng để thang máy gia đình hoạt động mượt mà và trơn tru
2.2. Nguyên lý vận hành thang máy gia đình cáp kéo
Thang máy gia đình công nghệ cáp kéo vận hành vô cùng đơn giản. Các ròng rọc thang máy được kết nối với động cơ điện. Sau khi gia chủ bấm chọn tầng, dòng điện sẽ chạy qua làm quay động cơ, dẫn đến các ròng rọc cũng sẽ quay theo và đưa cabin chuyển động lên hoặc xuống theo yêu cầu bấm gọi tầng của gia chủ. Chiều quay của ròng rọc và động cơ có thể xuôi hoặc ngược tùy theo phương di chuyển được gia chủ bấm chọn.
Cả phần cabin thang và đối trọng - bộ phận giúp cân bằng với cabin đều sẽ chuyển động và trượt trên ray dẫn hướng theo giếng thang. Ray dẫn hướng giúp cabin không lắc lư và di chuyển theo phương thẳng đứng, đồng thời kết hợp với phanh giúp dừng cabin khi tới tầng mong muốn.
3. Cấu tạo và nguyên lý vận hành thang máy thủy lực
Thang máy ứng dụng công nghệ thủy lực đang dần trở nên phổ biến hơn trong các gia đình có công trình dưới 7 tầng. Chi tiết cấu tạo và nguyên lý vận hành của thang được tổng hợp dưới đây:
3.1. Bộ phận cấu tạo thang máy gia đình thủy lực
Loại thang máy này có nhiều bộ phận giống với thang cáp kéo và thang trục vít, ngoài ra bổ sung thêm 1 số thành phần cấu tạo để vận hành trơn tru áp dụng công nghệ thủy lực.
1- Tủ điều khiển trung tâm
Tủ điều khiển của thang máy thủy lực nằm bên ngoài giếng thang của tầng thấp nhất, 4 bộ phận quan trọng bên trong bao gồm:
- Động cơ máy bơm tạo các lực đẩy giúp cabin thang chuyển động lên, xuống.
- Bể chứa dầu nhớt tạo áp suất trong xi-lanh và duy trì hoạt động trơn tru của mọi bộ phận.
- Hệ thống điều khiển duy trì sự trơn tru và an toàn trong mọi hoạt động của thang máy.
- Hệ thống van thủy lực điều hướng chính xác dòng chảy tới vị trí cần thiết.
Tổng quan chung cấu tạo thang máy thủy lực
2- Xilanh - Piston thủy lực
Bộ phận này có chiều dài lên tới 18m và đường kính tối đa 200mm, kết hợp ống dẫn đường kính khoảng 5mm. Tác dụng chính của piston thủy lực là tác động tới cabin để thang di chuyển.
3- Ray dẫn hướng, giảm chấn, cabin
Các bộ phận này đều xuất hiện trên thang cáp kéo và trục vít, với ray dẫn hướng giúp thang di chuyển thẳng đứng, giảm chấn hỗ trợ phân tán giảm áp lực hiệu quả, cùng cabin là khu vực người dùng trực tiếp đứng vào bên trong để sử dụng.
Cabin thang máy thủy lực là không gian cho gia chủ di chuyển
3.2. Nguyên lý vận hành thang máy gia đình thủy lực
Khác so với thang máy gia đình cáp kéo và trục vít, thang thủy lực hoạt động phức tạp hơn. Để cabin di chuyển lên các tầng trên, động cơ điện sẽ tiến hành bơm dầu từ bể chứa tới xilanh. Tại đây, áp lực tạo ra và đẩy piston thủy lực lên cao, sau đó hệ thống điều khiển chịu trách nhiệm gửi tín hiệu tới tủ điện để ngừng chuyển động tại tầng yêu cầu.
Trường hợp cabin thang di chuyển xuống, chất lỏng bơm vào xilanh sẽ được chuyển trở về bể chứa và cabin sẽ dần dần đi xuống dưới.
Thang thủy lực có nguyên lý vận hành “khó hiểu” nhất trong các công nghệ
Bài viết đã cung cấp thông tin về cấu tạo, thành phần và nguyên lý vận hành thang máy để gia chủ hiểu rõ hơn. Thực tế với mỗi công nghệ thang sẽ có cách vận hành khác biệt đôi chút, gia chủ nên liên hệ trực tiếp tới đơn vị phân phối để được tư vấn chính xác nhất.
Nếu gia chủ còn thắc mắc liên quan tới cách hoạt động của thang máy, hãy liên hệ tới Cibes để được giải đáp cụ thể nhất:
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
- Email: vietnam@cibeslift.com
- Website: https://cibeslift.com.vn
Hệ thống showroom:
- Showroom Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Showroom HCM: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Showroom Đà Nẵng: số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.