Nhìn lại sự phát triển của thang máy gia đình 

Kiến Thức Chung - 10/01/2024
Nhìn lại sự phát triển của thang máy gia đình, có thể thấy thang máy đã trải qua quãng thời gian phát triển lâu đời, từ thang máy sức người làm từ ròng rọc và dây tời ở Hy Lạp cổ đại cho tới những chiếc thang máy sở hữu công nghệ hiện đại như ngày nay. Hãy cùng nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của thang máy qua bài viết dưới đây nhé!

Ý tưởng về một thiết bị di chuyển đã bắt đầu nhen nhóm từ thế kỷ III TCN

Ý tưởng về một thiết bị di chuyển đã bắt đầu nhen nhóm từ thế kỷ III TCN

 

1. Thang máy gia đình có từ khi nào? Tổng quan sự phát triển của thang máy gia đình

Thang máy bắt nguồn từ những ý tưởng đầu tiên vào thời Hy Lạp cổ đại. Người đầu tiên phát minh ra thang máy được cho là nhà Vật lý, Toán học và Thiên văn học Archimede:

  • Khoảng thế kỷ III TCN: Ý tưởng thang nâng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, sử dụng dây thừng và nguyên lý ròng rọc để chuyển các vật dụng nặng lên cao. Ở thời kỳ này, thang máy vẫn còn thô sơ, sử dụng sức người, gia súc hay sức nước để hoạt động.
  • Khoảng thế kỷ I TCN: Thang nâng chở người đầu tiên xuất hiện, được sử dụng tại Đấu trường La Mã nhằm di chuyển đấu sĩ và thú dữ từ mắt đất lên sàn đấu.
  • Năm 1743: Thang máy đầu tiên dùng để chở người xuất hiện với cái tên “ghế bay". Đây là ý tưởng ban đầu của vua Louis XV, ứng dụng và phát triển theo nguyên lý ròng rọc của Archimedes.
  • Năm 1765: Cách mạng Công nghiệp cùng động cơ hơi nước mà James Watt phát minh đã mở ra thời kỳ phát triển mới cho động cơ thang máy. Thang máy thời kỳ này có thể nâng được các vật có kích thước và tải trọng nặng hơn như kim loại, thép, gỗ, than,...
  • Năm 1854: Elisha Otis - người lắp đặt thang máy chở khách đầu tiên tại New York giới thiệu phanh an toàn thang máy. Điều này đã chứng minh rằng thang máy đảm bảo an toàn để di chuyển nhờ tập trung cải tiến công nghệ dừng thang, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử thang máy.
  • Năm 1870: Thang máy thuỷ lực đầu tiên được lắp đặt bởi công ty Thang máy Otis tại tòa Equitable Life 8 tầng, trở thành tòa văn phòng đầu tiên có thang máy. Thang máy thuỷ lực có tốc độ nhanh hơn thang máy hơi nước, đánh dấu bước phát triển mới về công nghệ thang máy.
  • Năm 1889: Thang máy chạy bằng điện đầu tiên được thương mại hoá và dần xuất hiện phổ biến hơn, đánh dấu thời đại phát triển nhất.
  • Năm 1929: Thang máy gia đình đầu tiên được lắp đặt tại một hộ gia đình ở Bắc Mỹ. Giờ đầy, thang máy không chỉ được lắp đặt tại các tòa nhà chọc trời hay văn phòng nhiều tầng mà đã được nhiều người lựa chọn để di chuyển trong phạm vi hộ gia đình.
  • Năm 1929: Thang máy gia đình đầu tiên được lắp đặt và hoàn thiện tại Việt Nam, trong dinh thự của đại gia Hứa Bổn Hoà tại Sài Gòn. Thang máy có phần cabin được làm bằng gỗ, chưa có tính thẩm mỹ cao như các dòng thang đa màu sắc, đa thiết kế như hiện nay.

Có thể thấy lịch sử thang máy đã bắt đầu từ rất sớm, bắt nguồn từ nguyên lý ròng rọc đơn giản, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, công nghệ thang máy cũng theo đó được cải thiện. Ngày nay, thang máy được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến như: trục vít, cáp kéo, thuỷ lực, chân không,... và vẫn đang được cải tiến nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm an toàn, hiện đại và tối ưu nhất. 

Thang máy gia đình ứng dụng công nghệ trục vít hiện được ưa chuộng nhất nhờ trải nghiệm di chuyển đẳng cấp cùng tính thẩm mỹ tuyệt đối

Thang máy gia đình ứng dụng công nghệ trục vít hiện được ưa chuộng nhất nhờ trải nghiệm di chuyển đẳng cấp cùng tính thẩm mỹ tuyệt đối

 

2. Lịch sử về sự phát triển của thang máy gia đình 

Lịch sử ra đời của thang máy bắt nguồn từ rất sớm, song phải đến thế kỉ XIX, thang máy mới được đưa vào sử dụng trong các hộ gia đình.  

2.1. Thế kỷ XIX - Thang máy thuỷ lực ra đời 

Cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2, động cơ hơi nước ra đời kéo theo sự xuất hiện của thang máy chạy bằng động cơ hơi nước năm 1823 tại London. Tuy nhiên, động cơ hơi nước gặp phải một số hạn chế khi giới hạn số hành trình và di chuyển với tốc độ rất chậm. Điều đó đã thúc đẩy sự hình thành của loại động cơ mới - động cơ thuỷ lực. 

Năm 1846, công nghệ thuỷ lực được nghiên cứu ứng dụng trong thang máy, được nhận xét có lực kéo khoẻ hơn nhờ ứng dụng áp suất. Máy bơm trong thang máy có nhiệm vụ bơm chất lỏng từ ống dẫn đến xi - lanh, làm tăng áp suất trong xi-lanh, từ đó tạo lực đẩy piston giúp cabin thang máy đi lên. 

Năm 1857, hãng thang máy OTIS đã tiến hành lắp đặt chiếc thang máy ứng dụng công nghệ thuỷ lực đầu tiên cho một nhà hàng tại 488 Broadway, thành phố New York, Mỹ. Với công nghệ mới, tốc độ di chuyển của thang máy đã tăng đáng kể, khắc phục các nhược điểm của động cơ hơi nước trước đó.  

Sơ đồ mô tả chi tiết nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực

Sơ đồ mô tả chi tiết nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực 

 

Trong quá trình phát triển của thang máy gia đình, thang máy thuỷ lực gặp phải một số khó khăn, kể đến như việc dầu hay các chất lỏng sau một thời gian sử dụng bị rò rỉ ra ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như hoạt động của thang máy. Các chuyên gia hiện vẫn đang miệt mài nghiên cứu để mang đến thị trường những dòng thang máy thuỷ lực chất lượng, hạn chế rò rỉ chất lỏng.

Trải qua hành trình dài, cho đến nay sự phát triển của thang máy gia đình công nghệ thuỷ lực vẫn là một trong những loại thang được ứng dụng nhiều nhất trong các dòng thang máy gia đình. Thang máy gia đình thuỷ lực phù hợp với những công trình dưới 6 tầng, vì vậy khách hàng cần cân nhắc kỹ chiều cao nhà mình khi lắp đặt. Với ưu điểm không cần xây phòng máy, thiết kế động cơ linh hoạt giúp tốc độ di chuyển nhanh nhưng vẫn đảm bảo độ êm ái, không tiếng động và an toàn cho người sử dụng, thang máy thuỷ lực đã cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai.

Thang máy thuỷ lực đã có mặt trong các hộ gia đình từ rất sớm, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX

Sự phát triển của thang máy gia đình thuỷ lực đã từ rất lâu đời, khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX và cho đến ngày nay vẫn luôn được các gia đình lựa chọn nhiều nhất

 

2.2. Năm 1845 - Thang máy cáp kéo 

Tại giai đoạn cách mạng Công nghiệp 2.0, ngoài công nghệ thang thì yếu tố an toàn được mọi người quan tâm không kém. Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng bấy giờ, năm 1845 Gaetano Genovese đã nghiên cứu và phát triển hệ thống thang máy bao gồm hệ thống cáp kéo cùng một đối trọng. Đây là tiền thân sự phát triển của thang máy cáp kéo ngày nay.

Về cơ bản, thang máy cáp kéo có nguyên lý hoạt động tương tự như thang máy thuở sơ khai, sử dụng nguyên lý ròng rọc cùng một dây cáp đủ chắc chắn để nâng thang máy lên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Genovese khi đó sử dụng đối trọng để kéo thay vì sức người hoặc gia súc đã làm nên lịch sử trong ngành thang máy, vinh dự trở thành thang máy cáp kéo đầu tiên trong lịch sử.

Hình ảnh hệ thống cáp kéo ứng dụng trong thang máy

Hình ảnh hệ thống cáp kéo ứng dụng trong thang máy

 

Trong quá trình phát triển, sự phát triển của thang máy gia đình hệ thống cáp kéo luôn phải đối mặt với thách thức lớn chính là tối ưu diện tích. Ngày nay, có vô vàn công nghệ thang máy không cần phòng máy ra đời gây áp lực cạnh tranh lớn cho dòng thang cáp kéo, do đó thang máy cáp kéo đã cải thiện hệ thống phòng máy sao cho vừa đáp ứng hiệu quả hoạt động, song vẫn đảm bảo tối ưu diện tích cho khách hàng. 

Mặc dù có nhiều công nghệ thang máy khác nhau, song thang máy cáp kéo vẫn có tiềm năng phát triển nhờ ưu điểm không giới hạn số tầng, giúp công nghệ cáp kéo trở thành 1 trong những hệ truyền động thang máy được ứng dụng cao nhất hiện nay. Thang máy cáp kéo thường được ứng dụng trong các công trình như: tòa nhà, chung cư cao tầng; bệnh viện, trung tâm thương mại,...

Thang máy cáp kéo được sử dụng nhiều trong các công trình nhiều tầng hay tại các trung tâm thương mại

Thang máy cáp kéo được sử dụng nhiều trong các công trình nhiều tầng hay tại các trung tâm thương mại

 

Tuy được ứng dụng nhiều trong các tòa nhà cao tầng, song thang máy cáp kéo thường không được lựa chọn để lắp đặt trong hộ gia đình. Lý giải cho điều này là bởi các công trình nhà ở thường ưu tiên lắp đặt những dòng thang tối ưu diện tích. Tuy nhiên, thang máy cáp kéo cần xây dựng phòng máy và đào hố pit sâu gây tốn nhiều diện tích.     

Tuy nhiên, thang máy cáp kéo cũng có những lợi thế như: đa dạng mức tải trọng, không giới hạn hành trình, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, giá cả hợp lý,... Một số thương hiệu sản xuất và phân phối thang máy cáp kéo nổi tiếng có thể kể đến như: Mitsubishi (Thái Lan), Fuji (Nhật Bản), Thang máy Otis (Mỹ),...

Thang máy cáp kéo được ứng dụng rộng rãi trong các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại,... do dễ dàng lắp đặt và sử dụng

Thang máy cáp kéo được ứng dụng rộng rãi trong các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại,... do dễ dàng lắp đặt và sử dụng

 

2.3. Từ thế kỷ XVIII - Thang máy trục vít 

Việc tìm ra công nghệ trục vít là bước tiến lớn giúp thang máy truyền thống bước gần hơn tới những công nghệ thang máy hiện đại lắp đặt tại công trình dân sinh. Thang máy trục vít đầu tiên được ra đời tại Nga vào năm 1793, với sự nghiên cứu và lắp đặt của Ivan Kulibin tại Cung điện Mùa đông. Chỉ mất vài năm sau, thang máy trục vít khác do Kulibin nghiên cứu cũng đã được lắp đặt ở Arkhangelskoye, Nga.

Về nguyên tắc hoạt động, thang máy trục vít hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp với dây curoa và hệ thống bánh răng linh hoạt. Khi có sự hoạt động của động cơ điện, các động cơ quay đồng thời kéo theo dây curoa chuyển động. Khi đó, hệ thống bánh răng giữa bu lông và trục vít cũng sẽ chuyển động ăn khớp với nhau, khiến cabin thang máy di chuyển lên xuống linh hoạt.

Thang máy trục vít đầu tiên ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, là tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ thang máy trục vít hiện đại ngày nay

Thang máy trục vít đầu tiên ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, là tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ thang máy trục vít hiện đại ngày nay 

 

Cũng như các dòng thang máy khác, trong quá trình phát triển, thang máy trục vít cũng gặp vô số khó khăn khi chuyển động của bánh răng phát ra tiếng động gây ồn ào, khó chịu khi di chuyển. Nhằm đem tới sản phẩm tối ưu nhất, các chuyên gia thang máy đã tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp hệ truyền động tiên tiến vận hành tĩnh lặng, đảm bảo trải nghiệm di chuyển cho người dùng.

Tính đến thời điểm hiện tại, sự phát triển của thang máy gia đình công nghệ trục vít vẫn được nghiên cứu và nâng cấp mạnh mẽ nhằm đem đến những trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Thang máy trục vít giờ đây được ứng dụng rộng rãi trong các hộ gia đình nhờ thiết kế đa dạng, đa phong cách cùng những tính năng an toàn vượt trội.

Sở dĩ thang máy trục vít ngày nay được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở là do sở hữu diện tích lắp đặt tối ưu. Thang máy trục vít không cần phòng máy, không cần hố pit hoặc hố pit siêu nông nên sẽ phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cải tạo hoặc nhà có diện tích khiêm tốn. Bạn có thể lắp đặt thang máy trục vít trong nhà chỉ với khoảng trống từ 1m2, giúp tối ưu hoá không gian cũng như chi phí lắp đặt cho gia chủ.   

Sự phát triển của thang máy gia đinh công nghệ trục vít ngày càng tăng trưởng bởi sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi thiết kế độc đáo cùng nhiều tính năng vượt trội

Sự phát triển của thang máy gia đinh công nghệ trục vít ngày càng tăng trưởng bởi sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi thiết kế độc đáo cùng nhiều tính năng vượt trội

 

Đối với thang máy gia đình trục vít của Cibes, các dòng thang máy trục vít đều được kết hợp với hệ truyền động EcoSilent giúp tiết kiệm điện năng lên tới 45%, đồng thời giảm thiểu tiếng ồn gây ra bởi hoạt động của bánh răng hiệu quả, đem đến trải nghiệm di chuyển thoải mái và thư giãn hơn cho người dùng. Dưới đây là một số công trình được Cibes Lift lắp đặt tại Việt Nam:

Cibes Air A7000 màu trắng đơn giản nhưng đầy tinh tế được lắp đặt tại một căn biệt thự ở Hạ Long, Quảng Ninh

Cibes Air A7000 màu trắng đơn giản nhưng đầy tinh tế được lắp đặt tại một căn biệt thự ở Hạ Long, Quảng Ninh

Cibes Voyager V80i phiên bản Galaxy đầy trang nhã và sang trọng được lắp đặt tại khu đô thị Vinhomes Imperial Hải Phòng

Cibes Voyager V80i phiên bản Galaxy đầy trang nhã và sang trọng được lắp đặt tại khu đô thị Vinhomes Imperial Hải Phòng

Cibes Voyager V90 phiên bản Galaxy màu Artic Ice được lắp đặt tại một căn hộ nằm trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park

Cibes Voyager V90 phiên bản Galaxy màu Artic Ice được lắp đặt tại một căn hộ nằm trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park

 

2.4. Từ thế kỷ XXI - Thang máy chân không

Là công nghệ thang máy “sinh sau đẻ muộn", thang máy chân không khí nén (Vacuum Elevator) lần đầu tiên ra mắt vào tháng 9 năm 2002 tại Hội nghị Hiệp hội các nhà thầu thang máy quốc gia ở Las Vegas. Đến tháng 10 cùng năm, chiếc thang máy chân không đầu tiên được sản xuất tại nhà máy ở Miami mở ra kỷ nguyên mới trong công nghệ thang máy. 

Tuy nhiên phải đến tận năm 2010, thang máy chân không khí nén mới nhận được chứng chỉ A17.7 của Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ và bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các công trình công cộng cũng như hộ gia đình nhỏ lẻ.

Thang máy chân không mới được nghiên cứu và phát triển vào tháng 9 năm 2002

Thang máy chân không mới được nghiên cứu và phát triển vào tháng 9 năm 2002

 

Thang máy chân không hoạt động dựa trên nguyên lý áp suất. Khi có yêu cầu gọi thang, máy bơm chân không sẽ tác động lên vùng phía trên cabin thang máy khiến áp suất cabin giảm xuống, sự chênh lệch áp suất lúc bấy giờ sẽ giúp nâng thang máy đi lên/ xuống theo nhu cầu.

Thang máy chân không là công nghệ thang máy hoàn toàn mới trên thị trường và mang đến nhiều ưu điểm như không cần phòng máy, thân thiện với môi trường, lắp đặt nhanh chóng,... Tuy nhiên, thang máy chân không cũng gặp phải vô số khó khăn khi có chi phí bảo dưỡng cao, ít nhà phân phối, giới hạn lắp đặt cho các tòa nhà 5 tầng đổ xuống, tải trọng không đa dạng và chuyển động ồn,.... 

Từ lần đầu tiên được ra mắt đến nay, sự phát triển của thang máy gia đình công nghệ chân không đã có hơn 9000 thang máy được lắp đặt tại hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hơn 250 nhà phân phối trên toàn thế giới, cho thấy triển vọng vươn xa của công nghệ thang máy chân không trong tương lai không xa.  

Thang máy chân không chưa phổ biến bằng các công nghệ khác nhưng cũng có các ưu điểm phù hợp công trình dân sinh

Thang máy chân không chưa phổ biến bằng các công nghệ khác nhưng cũng có các ưu điểm phù hợp công trình dân sinh

 

3. Ưu điểm khi sử dụng thang máy gia đình

Sử dụng thang máy gia đình đem lại vô số lợi ích cho cả bản thân cũng như người thân trong gia đình. Một số lợi ích có thể kể đến như:

  • Giải pháp di chuyển thuận tiện, nhanh chóng: Lắp đặt thang máy gia đình giúp việc di chuyển trở nên nhẹ nhàng và đơn giản. Đặc biệt nếu gia đình bạn có người cao tuổi, việc lắp đặt thang máy sẽ giúp di chuyển giữa các tầng đỡ tốn sức hơn so với sử dụng thang bộ thông thường.
  • Nâng tầm giá trị công trình nhà ở: Thang máy gia đình với thiết kế sang trọng cùng nhiều tính năng hiện đại không chỉ nâng tầm không gian sống mà còn giúp khẳng định đẳng cấp cùng giá trị công trình cho gia chủ.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho không gian: Thang máy gia đình hiện nay được thiết kế phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau, từ đơn giản, sang trọng đến Bắc Âu trang nhã,... Vì vậy, lắp đặt thang máy gia đình không chỉ tối ưu hóa trải nghiệm di chuyển mà còn thể hiện phong cách riêng của gia chủ.

Sử dụng thang máy trong gia đình mang lại nhiều tiện ích như: di chuyển thuận tiện, tăng tính thẩm mỹ,...

Sử dụng thang máy trong gia đình mang lại nhiều tiện ích như: di chuyển thuận tiện, tăng tính thẩm mỹ,...

 

Có thể thấy, sự phát triển của thang máy gia đình bắt đầu với sự hình thành ý tưởng về thang nâng vào thế kỉ III TCN. Giờ đây, những chiếc thang máy hiện đại đều tối ưu hóa trải nghiệm di chuyển, tối ưu diện tích lắp đặt, cảm biến an toàn thang,... Với sự thay đổi tích cực, chắc chắn thang máy sẽ ngày càng phát triển phù hợp hơn để lắp đặt tại các công trình nhà ở. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các công nghệ thang máy, hãy liên hệ ngay với Cibes Lift qua các kênh sau:

  • Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
  • Email: vietnam@cibeslift.com
  • Website: https://cibeslift.com.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/thangmaygiadinhnhapkhaunguyenchiec/
  • Hệ thống showroom:
    • Showroom Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Showroom HCM: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
    • Showroom Đà Nẵng: số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Đánh giá và bình luận

0 đánh giá

Bạn có nhận xét gì về bài viết này

Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

CẨM NANG LIÊN QUAN
Xem thêm
Tổng hợp 5 loại chi phí sử dụng thang máy gia đình
  -  10/11/2024
Tổng hợp 5 loại chi phí sử dụng thang máy gia đình
Ngoài chi phí đầu tư ban đầu, trong quá trình sử dụng thang máy, gia chủ sẽ cần chi trả phí bảo dưỡng, phí kiểm định, vận hành thang… Trong bài viết này, hãy cùng tính toán chi tiết chi phí sử dụng thang máy gia đình để ước lượng số tiền cần chi trả mỗi tháng khi lắp đặt thang máy trong nhà.
Tham khảo 18 mẫu cửa thang máy đẹp & sang cho gia đình
  -  10/11/2024
Tham khảo 18 mẫu cửa thang máy đẹp & sang cho gia đình
Một mẫu cửa thang máy đẹp không chỉ đóng vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống của bạn. Một cánh cửa thang máy được thiết kế tinh tế sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng và hiện đại, tạo điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các mẫu cửa thang máy đẹp và sang trọng để bạn dễ dàng lựa chọn thiết kế phù hợp với phong cách và nhu cầu sử dụng của gia đình.
Tum thang máy là gì? 5 lưu ý khi thi công tum thang máy
  -  09/11/2024
Tum thang máy là gì? 5 lưu ý khi thi công tum thang máy
Tum thang máy là nơi đặt phòng máy - “trái tim” của thang máy sử dụng công nghệ cáp kéo. Vì vậy, cần thi công tum đúng chuẩn để tối ưu an toàn và hiệu quả hoạt động của thang máy. Tìm hiểu chi tiết về tum thang máy và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan trong bài viết dưới đây!
Cửa thang máy 4 cánh: Đặc điểm, phân loại và ứng dụng
  -  08/11/2024
Cửa thang máy 4 cánh: Đặc điểm, phân loại và ứng dụng
Cửa thang máy 4 cánh là lựa chọn phổ biến trong các tòa nhà cao tầng hiện đại, mang đến sự an toàn và tiện lợi tối ưu. Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về đặc điểm, phân loại, và các ứng dụng phổ biến của loại cửa này, giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và cách sử dụng phù hợp.
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Xem thêm
KĐT Vinhomes Riverside - Thang máy Cibes Air trong biệt thự mang phong cách Bắc Âu4
Metal
TP. HCM - Cibes Cloud Plus size L4
Cloud Plus
TP. HCM - Cibes Cloud Plus size L
  • 4 tầng, thang 4 mặt kính
  • Góc nhà
  • Trắng RAL 9003
TP.Cần Thơ - Cibes Air trắng xanh lắp giữa thang bộ4
Metal
TP.Cần Thơ - Cibes Air trắng xanh lắp giữa thang bộ
  • 4 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • February 5
KĐT Vinhomes Green Bay - Cibes Voyager V80i Galaxy không hố pit lắp đặt giữa thang bộ4
V80i Galaxy
Hotline Hỗ trợ18001754
boom
Chat hỗ trợ