Tiêu chuẩn kiểm định thang máy - Quy trình và thời hạn kiểm định

Kiến Thức Chung - 04/03/2023
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn kiểm định thang máy khắt khe để đảm bảo đủ điều kiện vận hành và an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh những tiêu chuẩn nổi tiếng thế giới, gia chủ hãy cùng tìm hiểu những quy chuẩn được ban hành riêng tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Mục lục


1. 2 tiêu chuẩn kiểm định thang máy theo quy định Việt Nam

Kiểm định thang máy là bước quan trọng và cần thiết nhất để đảm bảo an toàn cho người dùng. Các quy định về tiêu chuẩn kiểm định được Nhà nước ban hành rõ theo thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH áp dụng tại Việt Nam. Nội dung chi tiết của từng tiêu chuẩn được tổng hợp như sau:  

1.1. 4 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho thang máy bao gồm những quy định về mức giới hạn đặc tính kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối tượng liên quan trong quá trình sản xuất để đảm bảo an toàn cho người dùng.  

 

1- QCVN 02:2019/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy

Quy chuẩn được thực hiện bởi Cục An toàn lao động và ban hành bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo Thông tư số 42/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019). Quy chuẩn nêu rõ thời hạn kiểm định định kỳ đối với thang máy điện: 

  • Thang máy vận hành dưới điều kiện thông thường: Từ 5 năm/lần.
  • Thang máy vận hành dưới môi trường ăn mòn hoặc tần suất làm việc cao: Từ 3 năm/lần.

Giấy chứng nhận hợp quy của thang máy theo QCVN 02:2019/BLĐTBXH

Giấy chứng nhận hợp quy của thang máy theo QCVN 02:2019/BLĐTBXH

 

2- QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng

Quy chuẩn được ban hành theo Thông tư 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2012 bởi Bộ LĐTBXH cùng Bộ Khoa học và Công nghệ. Quy định được áp dụng cho việc kiểm định thang nâng bao gồm kiểm định lần đầu, định kỳ và bất thường, được thực hiện chặt chẽ theo quy trình ban hành và phải dán tem theo quy định.

 

3- QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực

Quy chuẩn được ban hành theo thông tư số 42/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 bởi  Bộ LĐTBXH cùng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định kỹ thuật thang máy thủy lực được đề cập rõ về thời hạn kiểm định định kỳ như sau:

  • Thang máy vận hành dưới điều kiện thông thường: 3 năm/lần.
  • Thang máy vận hành dưới môi trường ăn mòn hoặc tần suất làm việc cao: 2 năm/lần.

Chu kỳ kiểm định có thể được rút ngắn lại nếu được yêu cầu bởi nhà sản xuất hoặc cơ quan kiểm định trước.

Việc kiểm định theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia giúp người dùng an tâm hơn và tăng độ chất lượng của sản phẩm

Việc kiểm định theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia giúp người dùng an tâm hơn và tăng độ chất lượng của sản phẩm

 

4- QCVN 26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy

Sau khi thực hiện bởi Cục An toàn lao động và nhận ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy chuẩn được ban hành theo thông tư số 48/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chu kỳ kiểm định thang máy điện không buồng lái được quy định như sau:

  • Thang máy vận hành dưới điều kiện thông thường: Tối đa 3 năm/lần
  • Thang máy tuổi thọ hơn 10 năm; vận hành dưới môi trường ăn mòn hoặc tần suất làm việc cao: Tối đa 2 năm/lần

Tổ chức kiểm định có thể rút ngắn thời hạn kiểm định định kỳ và cần viết nguyên nhân cụ thể trên biên bản.

1.2. 8 tiêu chuẩn quốc gia 

Khác với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia nêu các mức giới hạn kỹ thuật, Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) bao gồm các quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để thực hiện các hoạt động phân loại, đánh giá. Gia chủ hãy tìm hiểu 8 tiêu chuẩn quốc gia dưới đây cho kiểm định thang máy:

 

1- TCVN 6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Được biên soạn bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 178 Thang máy, cầu thang máy - băng tải chở khách, kết hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, TCVN 6904:2001 đã được công bố bởi Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường. Tiêu chuẩn xác định rõ các tình trạng thang máy được tiến hành phương pháp thử cùng một loạt các phương pháp kiểm tra và thử nghiệm đi kèm.

Phương pháp thử nghiệm và kiểm tra được thể hiện rõ trong các tiêu chuẩn quốc gia

Phương pháp thử nghiệm và kiểm tra được thể hiện rõ trong các tiêu chuẩn quốc gia

 

2- TCVN 6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt

TCVN 6396-3:2010 tương đương với tiêu chuẩn Châu Âu EN 81-3:2000 tuy nhiên có những thay đổi nhỏ phù hợp. TCVN 6396-3:2010 được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ với nội dung chi tiết bao gồm các yêu cầu về an toàn cho từng thiết bị của các loại thang máy điện, thang máy thủy lực, thang máy chở người và hàng,...

 

3- TCVN 7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu

Đây là tiêu chuẩn tương đương ISO 4344:2004, được biên soạn bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 96, đề nghị bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và ban hành bởi Bộ Khoa học & Công nghệ. Tiêu chuẩn đề cập đến yêu cầu an toàn về cấu trúc và kích thước cho các bộ phận của cáp thép như dây cáp, lõi cáp, mỗi nối, bôi trơn, đầu cáp,... 

TCVN 7550:2005 tương đương với ISO 4344:2004 quốc tế

TCVN 7550:2005 tương đương với ISO 4344:2004 quốc tế 

 

4- TCVN 6905:2001, Thang máy thủy lực. Phương pháp thử. Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn TCVN 6905:2001 được công bố bởi Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường dưới sự đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Văn bản đề xuất các phương pháp kiểm tra như: Kiểm tra độ chính xác của hồ sơ kỹ thuật, sự đồng bộ các chi tiết, hệ thống điện,... kèm thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc, hãm bảo hiểm,...của thang máy thủy lực.

 

5- TCVN 7628-1:2007; TCVN 7628-2:2007; TCVN 7628-3:2007; TCVN 7628-5:2007; TCVN 7628-6:2007, Lắp đặt thang máy 

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7628:2007 tương đương với ISO 4190:1999 do Ban KTTC TCVN/TC 178 thang máy biên soạn, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng yêu cầu và bộ Khoa học & Công nghệ công bố. Bộ tiêu chuẩn gồm 5 phần dưới tên chung là lắp đặt thang máy:

  • TCVN 7628-1:2007: Thang máy I, II, III và VI
  • TCVN 7628-2:2007: Thang máy IV
  • TCVN 7628-3:2007: Thang máy phục vụ V
  • TCVN 7628-5:2007: Thiết bị điều khiển - Ký hiệu và phụ tùng
  • TCVN 7628-6:2007: Lắp thang chở khách trong chung cư - Bố trí và lựa chọn

Các yêu cầu an toàn được nhắc đến trong tiêu chuẩn Việt Nam một cách rất chi tiết cho mọi loại thang

Các yêu cầu an toàn được nhắc đến trong tiêu chuẩn Việt Nam một cách rất chi tiết cho mọi loại thang

 

6- TCVN 5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng - Yêu cầu an toàn

TCVN 5867:2009 là bản tiêu chuẩn mới thay thế TCVN 5867:1995 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn chỉ ra những yêu cầu lắp đặt, kích thước các bộ phận của cabin (vách, cửa, sàn, nóc,...), đối trọng và ray dẫn hướng kèm những trường hợp đặc biệt liên quan.

 

7- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung

TCVN 9358:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 319:2004, thực hiện bởi Viện Khoa học Công Nghệ Xây Dựng – Bộ Xây Dựng và ban hành bởi Bộ Khoa học & Công nghệ. Tiêu chuẩn đề cập đến vấn đề lắp đặt, kiểm tra các loại dây điện, hệ thống nối đất trong các công trình công nghiệp bao gồm thang máy với bản vẽ đầy đủ.

TCVN 9358:2012 quy định toàn bộ vấn đề liên quan tới lắp đặt, kiểm tra các loại dây điện

TCVN 9358:2012 quy định toàn bộ vấn đề liên quan tới lắp đặt, kiểm tra các loại dây điện 

 

8- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Một số thương hiệu lớn và nổi tiếng về thang máy trên thế giới có những sản phẩm thang được thiết kế lắp đặt ngoài trời. Vì vậy việc chống sét cho công trình một cách hợp lý là điều cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người dùng khi di chuyển.

Tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn trình bày rõ những hệ thống chống sét và các vật liệu cấu tạo. Ngoài ra còn nêu xác suất sét đánh và những địa hình, vị trí sét đánh nhiều nhất.

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy là mục tiêu mà mỗi nhà sản xuất cần đạt được trước khi đưa thang máy vào vận hành

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy là mục tiêu mà mỗi nhà sản xuất cần đạt được trước khi đưa thang máy vào vận hành

Để xác thực thang máy đạt chuẩn theo các quy định, gia chủ nên yêu cầu thương hiệu cung cấp các loại giấy chứng nhận đã đạt được. Chứng nhận chất lượng thang máy là yếu tố quan trọng nhất gia chủ nên quan tâm trước khi lựa chọn sản phẩm. 

2. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn kiểm định thang máy

Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc trước khi sản phẩm được đưa vào sử dụng. Việc kiểm định thường xuyên giúp nhà sản xuất có cơ hội kiểm tra lại những điểm cần lưu ý, mô phỏng trước những lỗi gặp phải, từ đó ngày một cải thiện và nâng cao chất lượng. Điều này được minh chứng qua hàng loạt ý nghĩa tiêu chuẩn kiểm định mang lại:

  • Đảm bảo an toàn: Thang máy đã qua kiểm định đều đạt mức độ an toàn cao và tạo tâm lý an tâm khi sử dụng, mang lại trải nghiệm di chuyển thoải mái cho người dùng.
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro khi xảy ra sự cố: Kiểm định thang máy giúp sớm phát hiện các lỗi kỹ thuật, từ đó khắc phục triệt để và tránh các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng như rơi buồng thang tự do, kẹt giữa thang máy hay rơi hố thang,...
  • Khẳng định chất lượng thang máy: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định là cơ sở để chứng minh thang máy chất lượng và giúp thương hiệu có bằng chứng pháp lý cung cấp cho đơn vị bảo hiểm hoặc khách hàng.  
  • Tuân thủ đúng quy định pháp luật: Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc được đề rõ trong thông tư của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, vì vậy việc các công ty thang máy đi kiểm định sản phẩm là nghĩa vụ phải thực hiện.

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc cam kết chất lượng với khách hàng cũng như giúp sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc cam kết chất lượng với khách hàng cũng như giúp sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh

3. Quy trình kiểm định chất lượng thang máy

Các đơn vị cung cấp thang máy hiện nay trên thị trường đều phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng thang máy theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH, chẳng hạn:

  • Kiểm định thang máy điện
  • Thang máy thủy lực
  • Kiểm định thang máy chở hàng
  • Thang máy điện không có phòng máy

Quy trình kiểm định chất lượng thang máy cho các đơn vị cung cấp hiện nay trên thị trường tuân theo 4 bước sau:

1- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật 

Hồ sơ kỹ thuật thang máy là tài liệu ghi chép xuyên suốt quá trình vận hành và kiểm thử, được  thực hiện bởi kỹ thuật viên phụ trách nhằm kiểm soát tình trạng thang máy. Trước khi bắt đầu kiểm định, đơn vị cung cấp cần nộp các hồ sơ kỹ thuật sau cho kiểm định viên:

  • Hồ sơ lý lịch, chế tạo thang máy 
  • Hồ sơ thi công công trình và lắp đặt thang máy
  • Biên bản và phiếu kết quả đã từng kiểm định 
  • Hồ sơ hoặc nhật ký thay thế thiết bị, sửa chữa, bảo trì,...
  • Bản hướng dẫn sử dụng và cách giải quyết lỗi thang máy

Bước đầu tiên đơn vị sản xuất cần kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Bước đầu tiên đơn vị sản xuất cần kiểm tra hồ sơ kỹ thuật 

2- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật thang máy 

Bước này là cơ sở xác định sản phẩm đúng với tài liệu đã cung cấp cũng như kiểm tra tình trạng, mức độ hoạt động của thang máy. Các bước cần kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra tính đồng nhất của các chi tiết, thiết bị, bộ phận với hồ sơ chế tạo đã được cung cấp.
  • Kiểm tra tình trạng và chức năng hiện tại của các chi tiết kỹ thuật như cabin, hố thang, cửa thang, đối trọng,... tùy thuộc vào mỗi loại thang máy.
  • Kiểm tra hoạt động hệ thống điện thang máy và đo điện trở nối đất.

Sau khi báo cáo kết quả thang máy đạt chuẩn sẽ được dán tem và sẵn sàng đưa vào sử dụng

Sau khi báo cáo kết quả thang máy đạt chuẩn sẽ được dán tem và sẵn sàng đưa vào sử dụng

3- Bước 3: Thử nghiệm kiểm định thang máy 

Sau khi kiểm tra hoàn toàn và đảm bảo không có sự cố xảy ra, hoạt động thử nghiệm kiểm định thang máy sẽ được triển khai. Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: 

  • Thử không tải bằng cách cho thang máy vận hành tự do không tải trọng để kiểm tra các bộ phận, thiết bị an toàn, tự động,...
  • Thử các mức tải trọng lần lượt với 100% và 125% tải định mức.
  • Đánh giá khả năng vận hành của cơ cấu an toàn và bảo hiểm.

4- Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm định thang máy 

Việc cuối cùng cần làm sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm định là đưa ra kết quả. Sản phẩm đầu ra của quá trình kiểm định gồm:

  • Biên bản kiểm định (sử dụng mẫu đã được quy định)
  • Biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Tem kiểm định thang máy

Mẫu tem kiểm định gia chủ có thể tham khảo

Mẫu tem kiểm định gia chủ có thể tham khảo

Quy trình kiểm định chất lượng thang máy cần có thể khác 4 bước trên hoặc thêm một vài bước tùy thuộc vào loại thang máy và công nghệ ứng dụng.

4. 4 vấn đề khác về tiêu chuẩn kiểm định thang máy

Quá trình kiểm định thang máy thường rất phức tạp và cần nhiều nguồn lực. Gia chủ hãy tham khảo một số thắc mắc thường gặp dưới đây để hiểu rõ hơn về chi phí, tổ chức chịu trách nhiệm, tần suất kiểm định chung,... của các loại thang trên thị trường.

4.1. Thời hạn kiểm định thang máy định kỳ là bao lâu? 

Thời hạn kiểm định thang máy sẽ dựa trên thời gian hoạt động và tình trạng được ghi trong sổ nhật ký theo dõi. Mức độ thường xuyên của việc kiểm định được liệt kê qua bảng sau:

Loại thang máy 

Thời hạn kiểm định định kỳ

Thang máy mới

3 năm

Thang máy điện tuổi thọ từ 10 năm

2 năm

Thang máy điện tuổi thọ từ 20 năm

1 năm

Trường hợp thời hạn kiểm định được ghi trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia thì cơ sở cung cấp cần tiến hành kiểm định theo quy định đó. Đơn vị cũng có thể rút ngắn thời gian nếu được đề nghị bởi bên sản xuất hoặc nhà chế tạo, tuy nhiên cần ghi rõ nguyên nhân trên Biên bản.

Thời hạn kiểm định dao động từ 1 - 3 năm

Thời hạn kiểm định dao động từ 1 - 3 năm 

4.2. Tổ chức nào được phép kiểm định thang máy?

Các bên được trao quyền kiểm định thang máy hợp pháp bao gồm: Các cơ quan trực thuộc nhà nước, các đơn vị thuộc doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn thang máy. Tất cả giấy phép kiểm định được Cục An Toàn Lao Động, Bộ LĐTBXH xác thực và tuân thủ quy định của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia.

4.3. Chi phí kiểm định thang máy bao nhiêu?

Chi phí kiểm định thang máy được quy định tại Thông tư 41/2016 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội và thay đổi phụ thuộc số hành trình. Mức giá tối thiểu kiểm định thang máy được nêu rõ:

Số hành trình của thang máy

Chi phí kiểm định

Dưới 10 tầng

2.000.000đ/thiết bị

Từ 10 - 20 tầng

3.000.000đ/thiết bị

Trên 20 tầng

4.500.000đ/thiết bị

Chi phí kiểm định thang máy sẽ phụ thuộc vào số hành trình

Chi phí kiểm định thang máy sẽ phụ thuộc vào số hành trình 

4.4. Thang máy không kiểm định bị xử phạt thế nào?

Quy định các mức xử phạt hành chính của Nhà nước theo điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đối với đơn vị không kiểm định thang máy đã đưa vào vận hành hoặc không kiểm định lần tiếp theo sau khi hết hạn như sau:

Trường hợp vi phạm

Mức phạt

Đưa thang máy vào sử dụng nhưng không khai báo trong vòng 30 ngày

1.000.000 - 2.000.000 đồng

Không lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật thang máy

5.000.000 - 10.000.000 đồng

Vi phạm các quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia; Vận hành sản phẩm chưa có chứng nhận phù hợp Quy chuẩn KT Quốc gia tương ứng; Vận hành sản phẩm quá hạn, không có nguồn gốc rõ ràng

15.000.000 - 20.000.000 đồng

Chưa kiểm định đã sử dụng hoặc bỏ qua các đợt kiểm định định kỳ

2 - 3 lần phí kiểm định bộ phận vi phạm (áp dụng theo giá thấp nhất niêm yết bởi cơ quan có thẩm quyền), từ 20.000.000 - 75.000.000 đồng

Không ngừng dùng sản phẩm, bộ phận yêu cầu mức độ an toàn khắt khe nhưng có kết quả không đạt

50.000.000 - 75.000.000 đồng

 

Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc và vô cùng quan trọng. Hiện nay hầu hết các thương hiệu cung cấp đều đáp ứng quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam. Đặc biệt, các dòng thang máy nhập khẩu từ thương hiệu uy tín như Cibes còn đạt các tiêu chuẩn Châu Âu khắt khe và tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trên phạm vi toàn cầu.

Cibes Lift Group là một trong những tập đoàn chuyên cung cấp thang máy uy tín và nổi tiếng nhất thế giới. Mọi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ và được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Mỗi dòng thang Cibes trước khi đưa ra thị trường đều phải trải qua quy trình kiểm tra ngặt nghèo nhất và được kiểm thử liên tục cho tới khi hoàn hảo. Do đó gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng thang máy tới từ Cibes.

Thang máy cabin Cibes thế hệ mới sang trọng, đẳng cấp đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới

Thang máy cabin Cibes thế hệ mới sang trọng, đẳng cấp đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới

Bài viết trên tổng hợp mọi vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kiểm định thang máy. Hy vọng bài viết đã giúp gia chủ hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn kiểm định thang máy để dễ dàng lựa chọn sản phẩm chất lượng cho gia đình mình.

Nếu gia chủ còn bất kỳ thắc mắc về tiêu chuẩn kiểm định thang máy, đừng ngần ngại liên hệ với Cibes qua các kênh sau để nhận hỗ trợ tư vấn từ chuyên gia:

 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
  • Email: vietnam@cibeslift.com
  • Website: https://cibeslift.com.vn
  • Hệ thống showroom:
    • Showroom Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Showroom HCM: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
    • Showroom Đà Nẵng: số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng 

Đánh giá và bình luận

0 đánh giá

Bạn có nhận xét gì về bài viết này

Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

CẨM NANG LIÊN QUAN
Xem thêm
Những tiêu chuẩn cấp nguồn cho thang máy cần biết ngay
  -  05/02/2021
Những tiêu chuẩn cấp nguồn cho thang máy cần biết ngay
Để có thể lắp đặt thang máy hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng, vấn đề nguồn điện đóng vai trò khá quan trọng bởi nguồn điện được cung cấp cho thang máy phải hợp lý thì thang máy mới đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng công năng và an toàn điện.
Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thang máy gia đình 2023 từ A đến Z
  -  28/01/2021
Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thang máy gia đình 2023 từ A đến Z
Thang máy thuộc vào loại máy móc, thiết bị cần được quản lý nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì vậy, kiểm định thang máy trước khi sử dụng là việc nhất định phải làm. Vậy các tiêu chuẩn kiểm định thang máy gia đình là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bảo trì thang máy cabin: Thời gian, chi phí, quy trình và lưu ý
  -  04/12/2023
Bảo trì thang máy cabin: Thời gian, chi phí, quy trình và lưu ý
Bảo trì thang máy nói chung và bảo trì thang máy cabin nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm nhằm giúp thang máy có thể hoạt động bình thường, đồng thời phát hiện sớm các lỗi có thể xảy ra để sửa chữa kịp thời. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm một vài thông tin hữu ích khi tìm hiểu về bảo trì thang máy nhé!
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Xem thêm
Cibes A4000 – Lắp cho biệt thự cao cấp tại Tp. Hồ Chí Minh
A4000
Cibes A4000 – Lắp cho biệt thự cao cấp tại Tp. Hồ Chí Minh
  • 3 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL5009
Công trình thang máy Cibes A4000 – lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng
A4000
Công trình thang máy Cibes A4000 – lắp đặt tại thành phố Đà Nẵng
  • 3 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL 9016
Cibes A4000 – Lắp Tại Hạ Long, Quảng Ninh
A4000
Cibes A4000 – Lắp Tại Hạ Long, Quảng Ninh
  • 4 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL 8025
Cibes A4000 – Lắp Tại Văn Cao, Hà Nội
A4000
Cibes A4000 – Lắp Tại Văn Cao, Hà Nội
  • 5 điểm dừng, 4 mặt kính
  • Giữa thang bộ
  • RAL 9023
Hotline Hỗ trợ18001754
boom
Chat hỗ trợ