Tổng hợp 5 loại chi phí sử dụng thang máy gia đình
Bạn đọc lưu ý: Bài viết tổng hợp thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất sản phẩm của Cibes Lift Việt Nam
Loại chi phí |
Khoảng giá tham khảo |
Chi phí lắp đặt |
300.000.000 - hơn 1.000.000.000 VNĐ |
Chi phí bảo dưỡng |
800.000 - 8.000.000 VNĐ |
Chi phí kiểm định |
2.000.000 - 5.000.000 VNĐ |
Chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện |
Tùy theo loại thang và đơn vị cung cấp sản phẩm |
Chi phí vận hành/tháng |
từ 35.000 VNĐ |
1. Chi phí lắp đặt thang máy gia đình
Để lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ cần chi trả phí mua thang máy, phí xây dựng và phí lắp đặt.
1- Phí mua thang máy
Thang máy gia đình có nhiều loại, giá dao động từ 300 triệu - hơn 1 tỷ VNĐ tùy theo xuất xứ, cấu tạo hoặc công nghệ thang.
- Xuất xứ:
- Thang máy liên doanh: Là loại thang được lắp đặt bằng linh kiện trong nước và linh kiện nhập khẩu, giá rẻ hơn thang máy nhập khẩu, dao động từ 300 triệu - 800 triệu VNĐ
- Thang máy nhập khẩu: Là loại thang nhập khẩu nguyên chiếc từ nhà sản xuất, an toàn và bền bỉ, giá từ 1 tỷ VNĐ
- Cấu tạo:
- Thang máy không phòng máy: Là thang máy thủy lực và trục vít, được thiết kế với máy kéo đặt trong giếng thang và tủ điện, được bố trí trước cửa tầng trên cùng hoặc bên ngoài thang tùy trường hợp, nên không cần phải xây thêm phòng máy, giá từ 400 triệu - 1 tỷ 8 VNĐ tùy công nghệ và cấu hình thang.
- Thang máy có phòng máy: Là loại thang máy cáp kéo truyền thống, cần xây dựng phòng máy riêng biệt, giá rẻ hơn thang máy không phòng máy
- Công nghệ:
- Thang máy cáp kéo: Công nghệ truyền thống, cần xây dựng hố PIT và phòng máy riêng biệt, giá thành thấp hơn thang máy thủy lực và trục vít
- Thang máy thủy lực: Công nghệ mới, sử dụng lực tạo ra bởi áp suất lên chất lỏng bên trong xi lanh, piston sẽ chuyển động lên trên, giá thành cao
- Thang máy trục vít: Công nghệ mới, không cần hố PIT hoặc chỉ cần hố PIT nông, không cần phóng máy, vận hành an toàn và êm ái, tiết kiệm điện năng, tính thẩm mỹ cao, giá thành cao
Ngoài ra, chi phí đầu tư thang máy còn phụ thuộc vào số điểm dừng, tải trọng, thiết kế ngoại thất…
Thang máy trục vít cao cấp, không phòng máy, không hố PIT của Cibes Lift Việt Nam
2- Phí xây dựng và lắp đặt
Bên cạnh chi phí mua thang, gia chủ cũng cần tính toán chi phí cho việc xây dựng và lắp đặt thang máy:
- Phí xây dựng hố thang: Dao động từ 20 - 40 triệu VNĐ, tùy thuộc vào kết cấu công trình. Một số dòng thang máy không cần hố PIT như thang máy trục vít sẽ giúp tiết kiệm chi phí này.
- Phí xây dựng giếng thang bê tông và tum thang máy: Dao động từ 30 - 70 triệu VNĐ, tùy vào kết cấu công trình. Nếu sử dụng thang máy trục vít hoặc thủy lực, gia chủ sẽ không cần xây tum thang máy và tiết kiệm đến 70% chi phí dựng giếng thang.
- Phí lắp đặt và hoàn thiện: Bao gồm tư vấn thiết kế, lắp đặt, và nghiệm thu. Chi phí này phụ thuộc vào đơn vị cung cấp và thường được báo giá trực tiếp khi khảo sát công trình.
- Phí lắp đặt phụ kiện bổ sung: Các phụ kiện tùy chọn như khóa trẻ em, đầu đọc thẻ,... có thể được lắp đặt thêm để đảm bảo an toàn và tiện lợi, với chi phí thay đổi theo nhu cầu của gia chủ.
>>> Tham khảo thêm chi phí lắp đặt thang máy gia đình tại bài viết Thang máy gia đình - Báo giá & Chi phí lắp đặt chỉ từ 800 triệu hoặc liên hệ hotline 18001754 - 089 950 3838 nếu bạn quan tâm đến thang máy trục vít của Cibes Lift Việt Nam
Lựa chọn lắp đặt thang máy trục vít của Cibes, gia chủ sẽ không tốn chi phí xây dựng giếng thang và tum thang máy
>>> Việc hiểu rõ các ký hiệu khi dử dụng thang máy không chỉ giúp bạn thao tác dề dàng mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Hãy cùng Cibes khám phá ngay ý nghĩa của các ký hiệu thang máy, từ các nút điều khiển, bảng hiển thị đến những thông số kỹ thuật quan trọng, giúp bạn sử dụng thang máy một cách an toàn và hiệu quả hơn.
2. Chi phí bảo dưỡng thang máy gia đình
Trong khoảng 4 - 5 năm đầu lắp đặt, thang máy gia đình nên được bảo dưỡng định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu suất cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Với các thang máy có tuổi đời sau 5 năm nên bảo dưỡng 1 tháng/lần.
Chi phí bảo dưỡng thang máy chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ thang (cáp kéo/trục vít/thủy lực). Ngoài ra, phí bảo dưỡng cũng có thể bị tác động bởi đặc tính của sản phẩm như vị trí lắp đặt, cấu hình thang,... hoặc đơn vị cung cấp thang máy.
Loại phí |
Khoảng giá |
Phí bảo dưỡng thang máy gia đình trục vít |
từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên |
Phí bảo dưỡng thang máy gia đình thủy lực |
400.000 - 2.000.000 VNĐ/lần |
Phí bảo dưỡng thang máy gia đình cáp kéo |
600.000 - 4.000.000 VNĐ/lần |
>>> Để biết chi tiết cách tính chi phí bảo dưỡng và mẹo giảm chi phí, gia chủ có thể tham khảo bài viết Chi phí bảo trì bảo dưỡng thang máy gia đình chỉ từ 400.000 VNĐ hoặc liên hệ hotline 18001754 - 089 950 3838 nếu bạn quan tâm đến chi phí bảo dưỡng thang máy của Cibes Lift Việt Nam.
Chi phí bảo dưỡng định kỳ dao động từ 800.000 - 8.000.000 VNĐ
3. Chi phí kiểm định thang máy
Theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ cho thang máy được quy định như sau:
- Đối với các thang máy lắp đặt tại công trình công cộng như chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn,... thang máy cần được kiểm định kỹ thuật mỗi hai (02) năm
- Đối với thang máy lắp tại các công trình khác không thuộc nhóm công cộng, thời hạn kiểm định là ba (03) năm
- Với thang máy đã sử dụng trên 15 năm, thời hạn kiểm định được rút ngắn xuống một (01) năm mỗi lần
Như vậy, thang máy gia đình cần kiểm định 3 năm/lần. Đối với các thang máy đã sử dụng trên 15 năm sẽ cần kiểm định 1 năm/lần. Chi phí kiểm định dao động từ 2 - 5 triệu VNĐ/lần tùy loại thang và đơn vị kiểm định.
Lưu ý: Kiểm định viên có thể quyết định rút ngắn thời hạn kiểm định dựa trên tình trạng thực tế của thang máy, lý do này sẽ được ghi rõ trong biên bản.
Chi phí kiểm định thang máy phụ thuộc nhiều vào tình trạng thiết bị và địa điểm lắp đặt
4. Chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện
Đối với các dòng thang máy gia đình chất lượng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, nhập khẩu nguyên chiếc, tỷ lệ hỏng hóc và cần thay thế linh kiện trong 5 năm đầu sử dụng là rất thấp.
Trong thời hạn bảo hành từ 1 - 5 năm tùy hãng, chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện do lỗi từ nhà sản xuất sẽ được miễn phí 100%.
Ví dụ, Cibes Lift Việt Nam hiện đang cung cấp các dòng thang máy gia đình sử dụng công nghệ trục vít cao cấp có:
- Thời gian bảo hành và bảo trì miễn phí lên đến 5 năm kể từ ngày bàn giao thang máy
- Đảm bảo sử dụng 100% linh kiện chính hãng Cibes, thay thế bởi nhân viên kỹ thuật chính hãng, tay nghề cao
- Quản lý lịch sử bảo trì qua ứng dụng, giúp cả khách hàng và đội ngũ kỹ thuật dễ dàng theo dõi quá trình bảo trì, đảm bảo tính minh bạch và mang lại sự tiện lợi tối đa
>>> Để biết chi tiết phí sửa chữa và thay thế linh kiện thang máy Cibes, hãy liên hệ Cibes Lift Việt Nam qua hotline 18001754 - 089 950 383.
Sử dụng thang máy Cibes, khách hàng sẽ được hỗ trợ sửa chữa, thay thế linh kiện chính hãng
>>> Kích thước hố thang máy gia đình có thể khác nhau tùy theo tải trọng, công nghệ và thiết kế của từng loại thang. Cibes sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố quyết định kích thước hố thang máy, giúp bạn dễ dàng lựa chọn thang máy phù hợp với từng công trình.
5. Chi phí vận hành thang máy gia đình mỗi tháng
Chi phí vận hành thang máy gia đình hàng tháng chính là lượng điện năng tiêu thụ của thang máy. Lượng điện tiêu thụ có thể thay đổi tùy thuộc vào:
- Công nghệ thang
- Số điểm dừng
- Công suất động cơ
- Chiều cao hành trình
- Số lần di chuyển
Ví dụ: Thang máy trục vít Cibes sử dụng hệ chuyển động Ecosilent có 2 điểm dừng, chiều cao hành trình 3,6m, di chuyển 20 lần/ngày sẽ tiêu thụ khoảng 215 kWH/năm. Vậy số tiền điện gia chủ cần chi trả mỗi năm là 419.000 VNĐ/năm, suy ra trung bình mỗi tháng là 35.000 VNĐ/tháng.
So với thang máy truyền thống sử dụng công nghệ cáp kéo trên thị trường, thang máy Cibes với hệ chuyển động Ecosilent có thể tiêu thụ điện năng ít hơn đến 45%. Hơn hết, thang máy Cibes còn đạt nhãn năng lượng hạng A - nhãn năng lượng tiết kiệm điện chuẩn châu Âu.
Chứng chỉ tiết kiệm năng lượng chuẩn châu Âu của thang máy Cibes
>>> Xem thêm: 20+ mẫu đá ốp thang máy gia đình được ưa chuộng nhất 2025 tại đây.
Chi phí sử dụng thang máy gia đình bao gồm nhiều khoản như lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và vận hành. Để tiết kiệm tối đa khoản phí phát sinh trong quá trình sử dụng, gia chủ nên ưu tiên chọn mua thang máy cao cấp tại đơn vị uy tín để nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn.
6. Mẹo tiết kiệm chi phí vận hành thang máy hiệu quả
Chi phí vận hành thang máy là một khoản đáng kể trong ngân sách của gia đình hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp tối ưu, bạn có thể giảm đáng kể chi phí điện, bảo trì và vận hành mà vẫn đảm bảo thang máy hoạt động an toàn, bền bỉ. Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí vận hành thang máy hiệu quả.
1. Lựa chọn thang máy tiết kiệm năng lượng ngay từ đầu
Việc chọn thang máy phù hợp ngay từ khâu lắp đặt là bước quan trọng để giảm chi phí vận hành lâu dài. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn tiết kiệm ngay từ đầu:
-
Chọn công nghệ thang máy tiết kiệm điện:
- Thang máy máy kéo không hộp số (Gearless) tiết kiệm 30 – 40% điện năng so với máy kéo có hộp số.
- Thang máy trục vít hoặc thủy lực phù hợp cho gia đình, giúp giảm hao phí điện.
-
Hệ thống điều khiển thông minh:
- Sử dụng biến tần (VFD – Variable Frequency Drive) giúp điều chỉnh tốc độ động cơ hợp lý, giảm tiêu thụ điện khi vận hành.
-
Tải trọng thang máy hợp lý:
- Không nên chọn thang có tải trọng quá lớn so với nhu cầu vì công suất động cơ cao hơn sẽ tiêu tốn nhiều điện hơn.
- Ví dụ: Gia đình 4-6 người chỉ cần thang 300 – 450kg, không cần thang tải nặng như 750 – 1000kg.
2. Giảm tiêu thụ điện năng của thang máy
Điện năng chiếm phần lớn trong tổng chi phí vận hành thang máy. Bạn có thể giảm thiểu lãng phí điện bằng cách:
-
Sử dụng đèn LED thay cho đèn huỳnh quang hoặc halogen:
- Đèn LED tiết kiệm 50-70% điện năng, độ bền cao hơn, giảm chi phí thay thế.
-
Cài đặt chế độ nghỉ tự động khi không sử dụng:
- Nhiều dòng thang máy hiện đại có chế độ standby giúp tắt đèn và quạt cabin khi không hoạt động, giảm điện tiêu thụ lên đến 40%.
-
Tắt quạt cabin khi không có người sử dụng:
- Quạt cabin có công suất trung bình 50W – 100W, nếu chạy liên tục sẽ gây lãng phí điện đáng kể.
- Cài đặt chế độ tự động tắt quạt khi không có người giúp tiết kiệm điện đáng kể.
3. Tối ưu bảo trì và sửa chữa để tránh chi phí phát sinh lớn
Việc bảo trì định kỳ giúp phát hiện hỏng hóc nhỏ trước khi chúng trở thành sự cố lớn, tránh chi phí sửa chữa tốn kém. Một số mẹo để giảm chi phí bảo trì:
-
Lên lịch bảo trì định kỳ:
- Nên bảo trì thang máy tối thiểu mỗi 3-6 tháng/lần để kiểm tra hệ thống điện, động cơ, phanh an toàn.
- Nếu thang máy sử dụng liên tục (tòa nhà văn phòng, chung cư), nên bảo trì hàng tháng để tránh lỗi lớn.
-
Kiểm tra hệ thống dây cáp & bôi trơn puly:
- Cáp kéo và puly là những bộ phận quan trọng, cần được kiểm tra để tránh hao mòn sớm.
- Nếu không bảo trì tốt, chi phí thay cáp kéo có thể lên tới 10 – 50 triệu đồng tùy loại thang máy.
-
Sử dụng linh kiện chính hãng, có độ bền cao:
- Tránh dùng linh kiện kém chất lượng vì dễ hỏng hóc, gây chi phí sửa chữa cao.
- Các bộ phận như bo mạch điều khiển, cảm biến, relay điện cần đảm bảo chất lượng tốt để tránh sự cố.
4. Quản lý vận hành hợp lý để tiết kiệm chi phí
Quản lý tốt cách sử dụng thang máy giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm hao phí điện năng. Một số biện pháp hiệu quả:
-
Gộp chung các lượt di chuyển thay vì bấm gọi thang nhiều lần:
- Hạn chế việc gọi thang liên tục cho từng lượt khách vì mỗi lần vận hành đều tiêu tốn điện.
- Ví dụ: Ở tòa nhà văn phòng, khuyến khích nhân viên đi chung thang vào giờ cao điểm thay vì gọi thang liên tục.
-
Kiểm soát tải trọng thang máy hợp lý:
- Không để thang chở quá tải thường xuyên vì điều này làm động cơ phải hoạt động mạnh hơn, dễ hỏng hóc.
- Tải trọng quá mức cũng có thể làm dây cáp, hệ thống phanh nhanh xuống cấp, gây tốn kém chi phí sửa chữa.
-
Cài đặt điểm dừng hợp lý:
- Nếu thang máy phục vụ nhiều tầng, có thể thiết lập chế độ ưu tiên điểm dừng để giảm số lần dừng không cần thiết.
5. Lựa chọn đơn vị bảo trì & kiểm định uy tín, tiết kiệm chi phí
Nhiều người dùng chi quá nhiều tiền cho các dịch vụ bảo trì không hiệu quả hoặc kiểm định thang máy không thực sự cần thiết. Dưới đây là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo trì & kiểm định:
-
So sánh giá bảo trì từ nhiều đơn vị:
- Hãy khảo sát ít nhất 3 đơn vị bảo trì thang máy để chọn nơi có mức giá hợp lý nhất.
- Tránh những gói bảo trì quá rẻ vì có thể đi kèm chất lượng kém & thiếu dịch vụ kiểm tra an toàn.
-
Chọn gói bảo trì dài hạn thay vì bảo trì lẻ:
- Nhiều công ty cung cấp gói bảo trì theo năm với giá tốt hơn so với trả phí từng lần riêng lẻ.
- Một số đơn vị bảo trì uy tín có thể giảm giá 10-20% cho hợp đồng bảo trì dài hạn.
-
Đàm phán chi phí kiểm định thang máy:
- Kiểm định thang máy là bắt buộc theo quy định nhà nước, nhưng bạn có thể thương lượng với đơn vị kiểm định để có giá hợp lý hơn.
- Tránh kiểm định "vượt mức cần thiết" nếu không thực sự có sự cố lớn.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
- Email: vietnam@cibeslift.com
- Website: https://cibeslift.com.vn
- Hệ thống showroom:
- Tại Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Tại Đà Nẵng: Số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Đánh giá và bình luận
1 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.
Quang Anh
02/01/2025 13:34
Nhà mình mới lắp cái thang máy, thích thì có thích thật đấy, mà cũng hơi lăn tăn vụ chi phí điện, bảo trì các thứ. Vì mình là 'newbie' trong vụ này mà, nên cũng phải tìm hiểu kỹ. May sao lướt lướt thấy bài này của Cibes Lift, họ nói rõ về các khoản chi phí hàng tháng. Nói chung là mình đọc xong thấy yên tâm hẳn. Ai mới dùng thang máy như mình thì nên xem qua nhé, có nhiều thông tin hữu ích lắm đấy!