Cửa lùa thang máy 1 bên: Đặc điểm, ưu nhược điểm
1. Thông tin chung về cửa lùa thang máy
Cửa lùa thang máy (Slide Opening - SO hay Center Opening - CO) là loại cửa thang được thiết kế lùa sang hai bên, mỗi cánh một bên. Đối với loại cửa thang máy chỉ 1 bên, tất cả phần cánh cửa sẽ lùa về một phía theo hướng bên trái hoặc bên phải.
thang máy cửa lùa 1 bên thường ứng dụng cho thang cáp kéo và các công trình sở hữu diện tích hố thang lớn, góp phần tạo sự nổi bật và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể. Tuy nhiên, sử dụng thang máy cửa lùa rất tốn diện tích vì khi lắp đặt cần khoảng trống hai bên thang cho cửa lùa vào. Đồng thời, thang máy dùng cửa lùa đa phần là thang có hai lớp cửa, một lớp cửa tầng và một lớp cửa cabin dẫn tới cần nhiều không gian lắp đặt.
Cửa lùa thang máy là loại cửa lùa hết phần cánh cửa về một phía hoặc cả hai phía khi mở, giúp tối ưu không gian ra vào thang máy
Thông thường, cửa lùa thang máy có 2 loại: Cửa lùa thang máy có số lá cửa chẵn (2-4-6) và cửa lùa thang máy có số lá cửa lẻ (1-3-5). Số lá cửa lùa được chọn còn tùy vào kích thước thang cũng như mong muốn của gia chủ, tuy nhiên loại cửa với 2-4 lá là loại được sử dụng rộng rãi nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, thang máy cửa lùa 1 bên hoạt động dựa trên sự tương tác qua lại giữa cửa tầng và cửa cabin thang. Khi kích hoạt tín hiệu dừng tầng, rơ-le điện sẽ thực hiện đóng mạch, ngay lập tức động cơ khởi động kéo cửa về một phía hoặc 2 phía thông qua hệ thống ròng rọc, giúp thang máy có thể mở hoặc đóng cửa nhịp nhàng.
Thang máy cửa lùa được lắp đặt trong nhiều công trình khác nhau, từ thang máy tải khách, thang máy tải hàng, thang máy văn phòng, khách sạn,... cho đến các loại thang chuyên dụng như thang máy bệnh viện, cho thấy độ ứng dụng cao của thiết kế cửa này.
Thang máy cửa lùa có nhiều lựa chọn số lá cửa khác nhau tùy theo thiết kế mong muốn của gia chủ
2. Các loại cửa lùa thang máy
Cửa lùa thang máy có thể cài đặt hướng mở về phía bên trái, bên phải hoặc mở cửa từ trung tâm về cả hai bên một cách linh hoạt. Dưới đây là một số hình ảnh về thang máy cửa lùa:
Cửa lùa thang máy 2 cánh là loại cửa phổ biến nhất hiện nay
Thang máy cửa lùa 1 bên có 3 lá cửa xếp chồng độc đáo, tạo sự nổi bật và phá cách trong thiết kế thang máy
Thang máy cửa lùa 4 lá với thiết kế mở đối xứng sang 2 bên giúp tối ưu không gian ra vào
2.1. Cửa lùa 2 cánh
Thang máy cửa lùa 2 cánh là loại thang có 2 lá cửa, có thể tùy chọn mở cửa sang 1 bên hoặc mở sang cả hai bên, mỗi cánh một bên.
Cửa lùa thang máy 2 cánh có vẻ ngoài tương tự như cửa CO - cửa thang máy mở từ trung tâm, tuy nhiên khác với cửa CO, cửa lùa thang máy 2 cánh còn có tuỳ chọn mở cửa chỉ sang 1 bên
2.2. Cửa lùa 3 cánh
Cửa lùa thang máy 3 cánh có thiết kế tương tự như cửa lùa thang máy 2 cánh, tuy nhiên thay vì 2 lá cửa, loại thang này sở hữu 3 lá cửa, đem đến sự khác biệt và độc đáo trong thiết kế. Ngoài ra, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn mở cửa thang về 1 trong 2 phía với loại cửa lùa 3 cánh.
Cửa lùa 3 cánh mở sang 1 bên không chỉ giúp tối ưu không gian mở cửa thang mà còn tạo điểm nhấn cho thiết kế thang máy
2.3. Cửa lùa 4 cánh
Tương tự như 2 loại thang máy cửa lùa 1 bên trên, thang máy cửa lùa 4 cánh cũng giúp nâng cao tính thẩm mỹ hiệu quả. Cửa lùa 4 cánh cho tuỳ chọn mở thang linh hoạt, có thể mở tất cả sang một bên hoặc mở 2 cửa đối xứng 2 bên.
Cửa lùa thang máy 4 cánh có đa dạng tùy chọn mở cửa cho gia chủ cài đặt theo mong muốn
3. Ưu, nhược điểm cửa lùa thang máy 1 bên
Thang máy cửa lùa 1 bên sở hữu một số ưu, nhược điểm sau:
1- Ưu điểm
- Vận hành an toàn, bền bỉ: Các thang máy cửa lùa thường được trang bị hai lớp cửa, bao gồm 1 lớp cửa tầng và 1 lớp cửa cabin, điều này mang đến sự an toàn cao và giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.
- Tiết kiệm diện tích: Khi mở cửa, các lá cửa thang máy được xếp chồng lên nhau giúp tối ưu diện tích chiều rộng hố thang, đặc điểm này đặc biệt phù hợp với công trình bị giới hạn diện tích xây dựng hoặc cần tối đa chiều rộng cửa để thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ, xét loại thang máy có tải trọng 250kg, kích thước hố 1400x1300mm (chiều rộng x chiều sâu), ta có công thức tính khoảng mở cửa lùa thang máy 2 cánh như sau:
JJ = (HW – 250) * (2 : 3), trong đó HW là kích thước thông thuỷ của thang máy.
Từ công thức này có thể tính toán ra được, đối với thang máy có kích thước nhỏ nhất trên thị trường hiện nay, nếu sử dụng cửa lùa SO sẽ có khoảng mở cửa 700x2100mm, nhỉnh hơn so với khoảng mở của cửa thang máy mở từ trung tâm CO (650x2100mm).
Cửa lùa thang máy giúp tối ưu không gian ra vào thang máy hiệu quả
2- Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt cao: Hệ thống thang máy cửa lùa 1 bên bao gồm nhiều lá cửa, khi lắp đặt đòi hỏi nhiều công sức và thời gian khiến mức giá lắp đặt cao hơn đáng kể so với cửa thang máy mở từ trung tâm.
- Phát ra tiếng ồn: Đối với thang máy cửa lùa, khi mở cửa thường phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến trải nghiệm di chuyển của gia chủ.
- Tốc độ mở cửa chậm: Do phải mở nhiều lá cửa khác nhau trong cùng một khoảng thời gian, tốc độ mở cửa của thang máy cửa lùa sẽ lâu hơn so với thang máy cửa mở từ trung tâm.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, song thang máy cửa lùa vẫn còn tồn tại một số nhược điểm gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người sử dụng
4. Giá thang máy cửa lùa
Mức giá của thang máy cửa lùa dao động trong khoảng từ 300 triệu - 1.5 tỷ đồng, thường được sử dụng trong các dòng thang cáp kéo. Mức giá của thang máy cáp kéo cửa lùa phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:
- Kích thước thang máy: Kích thước thang máy lớn dẫn tới kích thước các lá cửa cũng lớn hoặc phải làm nhiều lá cửa hơn, từ đó đẩy cao chi phí lắp đặt và xây dựng.
- Công suất thang máy: Thang máy kích thước lớn đòi hỏi động cơ công suất cao để vừa đảm bảo hoạt động, vừa duy trì sự nhịp nhàng, trơn tru của hệ thống cửa thang. Tuy nhiên những dòng thang công suất cao thường đi kèm với mức giá lớn hơn.
- Chất liệu cửa: Các dòng thang máy cao cấp sẽ ưu tiên vật liệu chất lượng, bền bỉ nhằm đem đến trải nghiệm vượt trội, điều này dẫn tới chi phí cao.
- Loại thang máy: Mức giá của các loại thang máy như thang tải khách, thang tải hàng, thang bệnh viện, thang gia đình,... sẽ chênh lệch đáng kể do mỗi loại thang đòi hỏi công nghệ khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng và nơi lắp đặt.
Mức giá cửa lùa thang máy dao động do các yếu tố như kích thước thang máy, chất liệu cửa, công suất thang,...
5. Mẫu cửa lùa thang máy phổ biến hiện nay
Cửa lùa thang máy thường được sử dụng trong thang máy cáp kéo, tại các công trình như bệnh viện, văn phòng, chung cư,.... và các công trình ưu tiên việc tối ưu lối ra vào thang máy. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của loại cửa thang này:
Sử dụng cửa lùa trong thang máy bệnh viện giúp tối đa khoảng mở cửa thang, từ đó giúp bệnh nhân và bác sĩ di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn
Thang máy cửa lùa tại một sảnh khách sạn giúp giảm tình trạng tắc nghẽn nhờ tối ưu lối ra vào
Cửa lùa thang máy làm bằng vật liệu kính không chỉ tối ưu không gian mở cửa mà còn tăng tính thẩm mỹ cho thang máy
Hy vọng bài viết trên đã giúp gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cửa lùa thang máy. Gia chủ nên quan tâm tới những ưu, nhược điểm để có thể lựa chọn được loại cửa thang phù hợp với gia đình.
Nếu gia chủ có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về các dòng thang máy tại Cibes, hãy liên hệ chuyên gia Cibes qua các kênh sau:
- Hotline: 18001754 - 0899.50.38.38
- Email: vietnam@cibeslift.com
- Website: https://cibeslift.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/thangmaygiadinhnhapkhaunguyenchiec/
- Hệ thống showroom:
- Showroom Hà Nội: P.303, Tầng 3, Tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Showroom HCM: Số 138, đường B2, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Showroom Đà Nẵng: số 438 Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.